Đời Sống Xã Hội

12/04/2020

Tổng hợp các thông tin câu hỏi thường gặp về Covid-19

Sau đây là tổng hợp những thắc mắc thường gặp về Covid-19

Có thể bạn quan tâm:

  1. Dừng tất cả các lễ hội tại nơi công bố dịch Covid-19
  2. Virus Corona( Covid-19) Triệu chứng và cách phòng ngừa
  3. Trường Foods hỗ trợ nhân viên và gia đình khó khăn mùa dịch Covid-19

Chính phủ thông qua gói 62.000 tỷ hỗ trợ người yếu thế


20 triệu người yếu thế bị ảnh hưởng bởi Covid-19 sẽ được nhận hỗ trợ của gói 62.000 tỷ, theo Nghị quyết Chính phủ vừa ban hành.

Ngày 10/4, Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn vì Covid-19.

Theo Nghị quyết này, sẽ có 6 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhận được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt từ Chính phủ:

Đối tượng Hỗ trợ Hình thức nhận
Người có công với cách mạng 500,000đ Trả 1 lần, hỗ trợ 3 tháng
Hộ nghèo, cận nghèo 250,000đ Trả 1 lần, hỗ trợ 3 tháng
Lao động tự do, mất việc nhưng chưa được nhận trợ cấp thất nghiệp 1,000,000đ Trả hàng tháng, hỗ trợ 3 tháng
Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, ngừng kinh doanh từ 1/4 1,000,000đ Trả hàng tháng, hỗ trợ 3 tháng
Lao động mất việc từ 14 ngày trở lên 1,800,000đ Trả hàng tháng, hỗ trợ 3 tháng
Doanh nghiệp khó khăn tài chính Vay lãi suất 0% trả lương Vay hàng tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội

10 hành vi bị phạt trong thời kỳ chống dịch Covid 19

  • Không đeo khẩu trang nơi công cộng: phạt tiền 100-300 nghìn đồng
  • Giấu bệnh: phạt tiền từ 1-2 triệu đồng
  • Vứt khẩu trang không đúng nơi quy định: phạt tiền từ 3-7 triệu đồng
  • Tập trung đông người, không đóng cửa hàng không thiết yếu: phạt tiền từ 5-10 triệu đồng
  • Trốn khỏi nơi cách ly: phạt tiền từ 5-10 triệu đồng hoặc 10 năm tù( nếu lây bệnh cho người khác)
  • Tung tin giả về dịch bệnh: phạt tiền từ 10-15 triệu đồng
  • Không kiểm tra y tế khi ra vào vùng dịch: phạt tiền từ 20-30 triệu đồng
  • Kinh doanh trục lợi từ dịch: phạt tiền 30-300 triệu đồng hoặc 6 tháng đến 15 năm tù
  • Khai báo y tế gian dối: phạt 1-20 năm tù

Thế nào là cách ly toàn xã hội?

covid 19

Nguồn: TTXVN – infographics.vn

Trạm test nhanh Covid19 của Hà nội ưu tiên cho những đối tượng nào?

Theo chỉ đạo của UBND thành phố, sáng 31/3, các điểm xét nghiệm nhanh đã đi vào hoạt động.

Cụ thể, 4 điểm được tại khu vực quận Đống Đa, huyện Thanh Oai; quận Hai Bà Trưng và quận Ba Đình

 Việc tổ chức các điểm xét nghiệm nhanh này nhằm mục đích sàng lọc trong cộng đồng; phát hiện sớm nhất các ca dương tính với Covid19.  

– Tất cả các trường hợp liên quan đến bệnh nhân xác định; Cũng như những trường hợp đã sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện Bạch Mai; thời gian vừa qua sẽ được tiến hành xét nghiệm nhanh để phát hiện sớm chỉ trong 10 phút

Các biện pháp phòng dịch của chính phủ

Áp dụng từ 0h ngày 28/3 đến hết 15/4

  • Cấm hội họp tập trung trên 20 người.
  • Cấm tụ tập trên 10 người ở nơi công cộng; sau ngày 1/4 việc tụ tập nơi đông người được khuyến cáo không quá 2 người.
  • Cấm hoạt động thể thao, văn hóa, giải trí công cộng.
  • Cấm các dịch vụ không thiết yếu.
  • Hạn chế phương tiện giao thông công cộng.
  • Hạn chế các chuyến bay, xe khách từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đến các địa phương khác.

Người dân cần làm:

  • Hạn chế ra khỏi nhà
  • Vệ sinh thông thoáng nhà cửa
  • Không tụ tập đông người
  • Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn trên 2m với người lạ
  • Thường xuyên rửa tay
  • Giữ liên lạc với cán bộ y tế
  • Khai báo y tế đầy đủ
  • Chỉ ăn đồ đã được nấu chín
Thế nào là nghi nhiễm Covid-19?

Theo Bộ Y tế, có hai trường hợp người nghi ngờ nghiễm Covid-19:

  •  Người có biểu hiện sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính; không lý giải được bằng các căn nguyên khác.
  •  Và/hoặc có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh; Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.
  • Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ; hoặc xác định mắc Covid-19 trong 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.
Thế nào là tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19?

Bộ Y tế quy định 6 trường hợp tiếp xúc gần với người nghi ngờ hoặc xác định nhiễm Covid-19; gồm:

  • Tiếp xúc tại các cơ sở y tế; trực tiếp chăm sóc người bệnh Covid-19; làm việc cùng nhân viên y tế mắc Covid-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng có người bệnh mắc Covid-19. 
  • Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc Covid-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
  • Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc Covid 19 trong thời kỳ mắc bệnh.
  • Cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc với các ca bệnh xác định; hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.
  • Cùng nhóm du lịch,công tác,vui chơi, các cuộc họp…; với các ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.
  • Di chuyển trên cùng phương tiện; với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc Covid 19 trong thời kỳ mắc bệnh

Phân biệt cúm thường với cúm corona?

  • Cảm lạnh: Triệu chứng chủ yếu xảy ra phần đầu: mắt mũi.
  • Cúm thường và Covid-19: Triệu chứng toàn thân, sốt hoặc không sốt; đau họng, ho hoặc không, mệt mỏi, khó thở.

       Đôi khi triệu chứng giống nhau nên bạn cần quan tâm yếu tố nguy cơ như bạn; có về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với người bệnh Covid-19.

Người nguy cơ cao nhiễm nCoV?

Người đi về vùng dịch, người tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19; người cao tuổi, người có bệnh lý nền; nhóm người làm việc trong những môi trường tiếp xúc gần bệnh nhân như y bác sĩ; tài xế… có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

Thời gian điều trị bệnh mất bao lâu?

  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê khoảng 80%; người bệnh hồi phục mà không cần sự can thiệp điều trị nào từ chuyên gia. Khoảng 1/6 là ca bệnh nặng.
  • Những người mắc bệnh nhẹ sẽ hồi phục sau khoảng hai tuần. Bệnh nhân nặng hơn có thể phải mất từ 3 đến 6 tuần chữa trị.
Khi nào người nhiễm nCOV được xuất viện?

Người nhiễm nCoV được xuất viện khi có đủ 3 tiêu chuẩn sau: 

  • Hết sốt ít nhất 3 ngày. –
  • Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định; chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.
  • Có ít nhất hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm dịch đường hô hấp (dịch tỵ hầu và họng); lấy mẫu cách nhau ít nhất 24 giờ, xét nghiệm âm tính với nCoV.

Sau xuất viện, người bệnh tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày; cơ sở khám chữa bệnh thông báo cho trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương, cơ quan y tế; và chính quyền địa phương, theo dõi giám sát y tế bệnh nhân sau khi ra viện.

Người bệnh nên ở trong phòng riêng, khô thoáng, đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên, ăn riêng, hạn chế tiếp xúc với thành viên trong gia đình, theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày

Trường hợp thân nhiệt cao hơn 37,5 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người bệnh phải đến khám lại bệnh ngay tại các cơ sở y tế.

 

Rate this post