Thông Tin Hữu Ích
Đặc sản bánh tai ở Phú Thọ có gì hấp dẫn
Đặc sản bánh tai ở Phú Thọ món ăn dân dã nhưng đầy sức hấp dẫn. Vỏ bánh mền, dẻo, thanh mát quyện với nhân thịt vị ngầy ngậy mà không ngấy. Ăn hoài mà không bị ngán.
Món bánh Tai hay còn gọi là bánh Hòn Tai, bánh Trai. Đây vốn là một thứ quà ăn sáng của người dân Phú Thọ.Nếu bạn tới tham quan nơi đây, đi ra đường buổi sáng sớm sẽ bắt gặp những gánh hàng bánh Tai của các bà các mẹ gánh ra chợ bán.
Nhìn bên ngoài, đặc sản bánh tai ở Phú Thọ không có gì hấp dẫn, rất đơn điệu. Nhưng những ai đã thưởng thức qua món ăn này sẽ nhớ mãi hương vị thanh mát, dẻo và ngậy nhưng không ngán cùng cái tên rất lạ của bánh.
Đặc sản bánh tai ở Phú Thọ có từ bao giờ?
Các già làng ở vùng đất Phú Thọ cũng chả nhớ nổi món bánh Tai ấy có từ bao giờ. Và cũng không biết sao nó lại có tên như vậy, cũng có thể nó bắt nguồn từ hình dáng của bánh.
Khi được hỏi về món đặc sản bánh tai ở Phú Thọ này, già làng cho biết, món bánh Tai được truyền từ đời này qua đời khác. Chỉ biết từ khi sinh ra món bánh đã nổi tiếng khắp vùng.
Bánh tai được làm từ gì?
Nguyên liệu làm bánh Tai rất dễ tìm, ở ngay xung quanh trong nhà. Nguyên liệu chính để tạo ra món bánh Tai chính là gạo tẻ ngon, trắng, dẻo.
Với món ăn nào cũng vậy, khâu chọn nguyên liệu là khâu quyết định đến thành bại của món ăn. Và với món bánh Tai này cũng vậy, gạo phải là gạo ngon thì thành phẩm mới thơm ngon tròn vị.
Nhân của bánh được làm từ thịt vai của lợn (phần thịt này vừa mềm ăn không ngấy), hành tím băm nhuyễn, gia vị, hạt tiêu.
Cách sơ chế nguyên liệu
Vỏ bánh đặc sản bánh tai ở Phú Thọ làm như thế nào?
Gạo ngâm từ 3-5 tiếng sau đó mang đi xay thành bột mịn, lọc lấy phần bột. Bột được mang đi chia thành những nắm tròn lớn. Bước chia bột này cần phải nắm bột sao cho khéo để bột kết dính thật chắc. Sau đó thả từng quả bột vào nồi nước sôi, đun lửa đều khoảng chừng 30 phút. Vớt bổ ra rồi cho vào cối giã thật nhuyễn.
Khi bột nhuyễn, dùng đũa cả bằng tre đánh tơi bột lên. Tiếp đó chia bột thành từng phần nhỏ để làm vỏ bánh, vỏ bánh thường có đường kính gần 10cm.
Nhân bánh
Thịt vai đem đi băm nhỏ + hành tím + thìa tiêu + thìa mắm với nhau trong một tô to để làm nhân. Sau đó mang xào qua cho ngấm gia vị.
Nặn bánh
Khi nặn bánh cũng cần đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Bánh được nặn thành hình cong cong như cái tai nhưng phải làm sao để phần vỏ khi hấp gặp hơi nước không bị rời nhau.
Nấu bánh
Bánh nặn xong được xếp vào khay mang đi hấp cách thủy. Xếp cũng cần có ký thuật, đúng cách nếu không bánh sẽ không chín hoặc bị dính vào nhau có khi hỏng cả khay.
Khi chín, bánh tai có màu trắng đục, thơm lừng mùi gạo mới. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo, thơm quyện với vị ngon ngậy của nhân bánh.
Ăn bánh tai sao cho đúng
Khi ăn đặc sản bánh tai ở Phú Thọ bạn có thể ăn kèm với nước chấm chua ngọt hoặc cùng cháo trắng thơm ngon ngất ngây.
Đặc biệt, cách ăn bánh tai với cháo trắng loãng rất ngon. Cách ăn này làm cho món bánh thanh vị mà nhẹ nhàng, ăn mãi không chán, ăn đến no không bị ngấy.
Sự kết hợp này khiến cho những du khách phải trầm trồ, muốn ăn thêm chút nữa.
=>> Tìm hiểu thêm về Thịt Chua Trường Foods tại đây
=>> Liên hệ để trở thành nhà Phân Phối của Trường Food: 0210.2225.666
=>> Page chính thức của công ty tại đây
=>> Đăng ký kênh youtobe tại đây.