Thông Tin Hữu Ích
NẬM PỊA – MÓN ĐẶC SẢN ĐỘC ĐÁO VÀ…KINH DỊ
Thịt heo – nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực, các bộ phận của heo được tận dụng tối đa để chế biến các món ăn. Tại Tây Bắc, bà con đồng bào dân tộc thậm chí còn tận dụng cả phân non để làm món Nậm Pịa “nức tiếng”.
Núi Rừng Tây Bắc Hùng Vĩ Với Những Món Đặc Sản Độc Đáo
Tây Bắc là miền đất luôn khiến du khách phải ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ của núi rừng, cảnh đẹp từ những cung đường cho đến những rừng cây cheo leo, đẹp từ mùa lúa chín vàng ươm tới mùa gặt cho đến mùa hoa mơ, hoa mận. Tây Bắc có trên 20 tộc người cư trú, trong đó các dân tộc Thái, H’mông, Dao có thể xem là những đại diện tiêu biểu.

Tây Bắc là địa bàn có nhiều địa điểm phát triển du lịch cộng đồng, nơi đây hội tụ, bảo tồn và lưu giữ tinh hoa những giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc. Trong các nét văn hóa đó, ẩm thực truyền thống gắn với văn hóa bản địa của từng dân tộc đã và đang được đồng bào gìn giữ, truyền lại và phát huy trong đời sống văn hóa. Có khá nhiều dân tộc ít người sinh sống tại vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Mỗi dân tộc đều có những nét độc đáo, đặc sắc riêng trong nếp sống văn hóa và ẩm thực.
Nậm Pịa – Đặc Sản “Khét Tiếng” Của Người Thái
Nậm pịa được xem là một món ăn truyền thống của người Thái vùng Tây Bắc. Nậm pịa được xem là một món ăn truyền thống của người dân tộc Thái ở Tây Bắc. Với cách định nghĩa từ nậm trong tiếng Thái có nghĩa là “nước”. Từ pịa là thức sền sệt trong ruột non của động vật có thể là trâu, bò, dê,…Đây chính là dịch tiêu hóa hay còn gọi là “phân non”, thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn của động vật.
Món nậm pịa được làm từ các nguyên liệu rất dễ ra hiểu nhầm. Thế nhưng bù lại chúng lại có những công dụng rất tốt và dễ tiêu hóa cho những người bị bụng yếu và có đường tiêu hóa kém. Món ăn này khá khó ăn, thế nhưng những ai đã ăn được rồi thì rất dễ bị nghiện.
Những Món Đặc Sản Nức Tiếng Khác Tại Tây Bắc
Pa pỉnh tộp – món ăn tinh hoa của ẩm thực Tây Bắc
Pa pỉnh tộp là đặc sản trong nền ẩm thực Tây Bắc, có nguồn gốc từ dân tộc Thái, sinh sống vùng Lai Châu. Theo tiếng dân tộc Thái, từ “pa” có nghĩa là “cá suối”, “Pa pỉnh tộp” là tên gọi chỉ những con cá bị nướng gập lại. Món ăn có tên gọi độc đáo nhưng bình dị này sở dĩ vì cá trước khi được đem nướng sẽ bị mổ sạch nội tạng, tẩm ướp gia vị và gập đôi để nướng trên bếp than hồng.
Thắng Cố – nét đẹp truyền thống của người H’mông
Ngày nay, thắng cố đã du nhập vào ẩm thực của nhiều dân tộc khác nhau tại Việt Nam như: Kinh, Dao, Tày,… Tuy nhiên, nguồn gốc xuất xứ của món ăn này là tại vùng đất H’mông thơ mộng, trữ tình. Đây là món ăn truyền thống của dân tộc H’mông, tạm dịch theo nghĩa Tiếng Việt là “nồi nước”.
Thịt trâu, thịt lợn gác bếp
Thịt trâu hay thịt lợn gác bếp là một trong những món ăn đặc trưng của người dân Điện Biên, góp phần làm đa dạng, đặc sắc ẩm thực Tây Bắc. Món ăn được chế biến công phu và tẩm ướp những loại gia vị mang đậm mùi hương núi rừng này đã làm say đắm biết bao du khách gần xa.
Cá bống vùi tro – món sản vật vùng cao
Hình ảnh những con suối chảy róc rách như in dấu vào suy nghĩ của chúng ta mỗi khi nhắc đến vùng đất Tây Bắc. Chính nhờ sự ưu đãi này của thiên nhiên, Tây Bắc không chỉ là nói có phong cách hữu tình mà còn là cội nguồn của món cá bống vùi tro thơm ngon. Những chú cá tươi sống được bắt lên từ con suối, bờ sông qua vài bước chế biến đã trở thành món ăn vừa miệng, thậm chí được nhiều người ví như sản vật vùng cao.
Theo dõi Trường Foods qua các kênh:
Liên hệ trở thành NPP, Đại lý, CTV cùng Trường Foods qua hotline: 0210.222.5.666