Đời Sống Xã Hội

07/09/2020

Vắcxin chống Covid-19 khó phổ biến trên diện rộng vào giữa năm 2021

Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, không nên kỳ vọng việc phổ biến vắcxin ngừa Covid-19 trên diện rộng được triển khai cho đến giữa năm 2021.

Xem thêm:

 
Vaccine Covid-19 khó có thể phổ biến trên diện rộng vào giữa năm 2021. Ảnh minh họa.

Vaccine Covid-19 khó có thể phổ biến trên diện rộng vào giữa năm 2021. Ảnh minh họa.

Phát ngôn viên của WHO Margaret Harris nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra nghiêm ngặt về tính hiệu quả và an toàn của vắcxin ngừa COVID-19.

Bà Margaret Harris cho biết, cho đến nay, vẫn chưa có loại vắcxin tiềm năng nào đã trải qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng chứng minh được tính hiệu hiệu quả rõ ràng ở mức tối thiểu 50% theo kỳ vọng của WHO.

Tháng 8/2020, Nga đã cấp phép theo quy định đối với vaccine COVID-19 do nước này sản xuất sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm trên người.

Điều này khiến một số chuyên gia phương Tây đặt câu hỏi về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine trên.

Ngày 3/9, giới chức y tế công cộng Mỹ và hãng Pfizer Inc. cho biết, nước này sẵn sàng phân phối một loại vaccine COVID-19 vào cuối tháng 10.

Việc này sẽ diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11. Do đó, việc phân phối vaccine trên bị nghi ngờ là cố ý tạo thuận lợi cho Tổng thống Trump tái tranh cử trong nhiệm kỳ thứ hai.

Bà Margaret Harris nói trong một cuộc họp báo của Liên Hợp Quốc tại Geneve, Thụy Sĩ: “Chúng tôi thực sự không mong đợi việc tiêm chủng trên diện rộng diễn ra cho đến giữa năm sau. Giai đoạn 3 thử nghiệm này phải mất nhiều thời gian hơn vì chúng ta cần xem xét tính hiệu quả thực sự của vaccine và mức độ an toàn của chúng”.

Liên minh vaccine của WHO và Gavi đang dẫn dắt một kế hoạch phân phối vaccine toàn cầu được gọi là Covax, nhằm mục đích giúp mua và phân phối vaccine một cách công bằng.

Trọng tâm là tiêm vaccine cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất ở mọi quốc gia như nhân viên y tế và những người có bệnh nền nguy hiểm.

Covax đặt mục tiêu mua và cung cấp hai tỷ liều vaccine Covid-19 tiềm năng sau khi nó được phê duyệt vào cuối năm 2021.

Song, một số quốc gia lớn đã tự bảo đảm nguồn cung thông qua các thỏa thuận song phương, bao gồm Mỹ. Chính phủ nước này cho biết họ sẽ không tham gia Covax.

Trước đó, Nga đã cấp phép sử dụng vaccine Covid-19 vào tháng 8, sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người. Hành động đột ngột của Nga khiến một số chuyên gia phương Tây đặt câu hỏi về tính an toàn và hiệu quả của vaccine.

Các quan chức y tế công cộng Mỹ và Pfizer cho biết hôm 3/9 rằng một loại vaccine có thể sẵn sàng để phân phối vào cuối tháng 10. Điều đó sẽ diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11.

Một số chuyên gia nhận định rằng đại dịch có khả năng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của các cử tri, xem Tổng thống Donald Trump liệu có cơ hội đắc cử nhiệm kỳ thứ hai hay không.

Theo: congluan.vn

Rate this post