Tin tức & Sự kiện

07/12/2020

Các biện pháp đảm bảo sức khỏe những ngày thay đổi thời tiết

Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, mật ong, chanh. Ngoài ra, các loại cải xanh, ớt ngọt, hành… cũng tốt cho cơ thể. Cùng tìm hiểu các biện pháp đảm bảo sức khỏe những ngày thay đổi thời tiết nhé.

Thời tiết thất thường là nguyên nhân dẫn đến các bệnh hô hấp và xương khớp. Những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già dễ mắc bệnh hơn cả. Những ngày qua, bệnh viện Nhi Trung ương phải tiếp nhận gần 3000 bệnh nhân mỗi ngày. Số phòng khám có ngày lên đến 71 để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.

>>> Xem Thêm: Đảm bảo sức khỏe mùa lạnh – Những điều bạn nên biết

Các biện pháp phòng bệnh

Thời tiết thay đổi, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều mầm bệnh. Để tránh mắc bệnh, chúng ta nên tăng cường các biện pháp phòng chống giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh.

Trang phục phù hợp

Nếu bạn thường xuyên về muộn, sương đêm, mua phùn khiến cơ thể dễ mệt mỏi, đau toàn thân. Vậy bạn nên mặc áo mưa để không bị nhiễm lạnh. Trang phục đi học, đi làm nên phù hợp, không quá nóng hoặc quá mỏng. Tốt nhất là kết hợp một áo dài tay với áo khoác mỏng, để thêm áo phông; áo thun dài vào cặp cho trẻ mẫu giáo. Khi đi ngoài đường nên đeo kính, quàng khăn, dùng khẩu trang.

Không giảm nhiệt độ phòng quá thấp, đảm bảo ở mức trung bình khoảng 25oC. Dùng chăn vừa phải tạo cảm giác dễ chịu, phụ huynh nên kiểm tra việc đắp chăn của trẻ. Ngoài ra, nên mắc màn khi ngủ để tránh muỗi và côn trùng đốt.

Giữ nhà cửa khô thoáng

Nhà cửa ẩm mốc sẽ có nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, bạn nên giữ nhà cửa khô thoáng; dùng khăn khô để lau những chỗ ẩm. Thường xuyên lau dọn những vật dụng, khu vực hay xuất hiện nấm mốc. Loại bỏ những vật không cần thiết để nhà cửa thoáng hơn. Không phơi quần áo ở nơi kín gió, ẩm thấp; kể cả áo mưa, là kỹ trước khi mặc. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

thay đổi thời tiết

Ưu tiên vấn đề vệ sinh cá nhân

Cũng theo Phụ nữ Online, phải đảm bảo việc vệ sinh khi chăm sóc trẻ; đặc biệt là đối với người tiếp xúc với trẻ hàng ngày. Không chỉ giữ cho tay bé luôn sạch sẽ; mà còn phải nhắc nhở các thành viên trong gia đình rửa tay trước khi chơi đùa với trẻ nhằm hạn chế sự lây nhiễm vi khuẩn từ người lớn. Ngoài ra, cần chú ý cắt móng tay; buộc tóc gọn gàng và vệ sinh đồ chơi của con bạn thường xuyên.

Rèn luyện thói quen tắm rửa mỗi ngày

Nên tập cho bé có thói quen tắm rửa, vệ sinh cơ thể hàng ngày. Khi tắm, cần đóng kín các cửa để hạn chế gió lùa; khiến trẻ bị lạnh khi da đang ướt. Không nên tắm cho bé vào lúc chiều tối hoặc ban đêm mà nên chọn thời điểm có nắng ấm; tốt nhất là vào buổi sáng muộn, khi cơ thể của trẻ đã ấm hơn.

Sau khi tắm xong, không nên bế trẻ vào ngay trong phòng có bật điều hòa hoặc đang mở cửa vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây hại cho bé. Trên thực tế, nếu muốn đưa trẻ vào phòng đang bật điều hòa; bạn nên chờ ít nhất 1 tiếng sau khi tắm. Ngoài ra, cần đảm bảo cho trẻ không tiếp xúc trực tiếp với luồng hơi lạnh thổi ra từ máy điều hòa.

Cho trẻ bú mẹ

Rất nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định việc cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch; phòng chống các tác nhân có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ do tình trạng viêm nhiễm và các loại bệnh gây ra. Các chuyên gia y tế khuyến cáo đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất để đảm bảo cho trẻ được bảo vệ và phát triển tốt, đặc biệt là trong năm đầu đời.

Tránh bị mất nước

Tình trạng mất nước ở trẻ nhỏ thường không được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức; mặc dù chúng xảy ra khá phổ biến ở mọi thời điểm trong năm và có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Hãy đảm bảo rằng con bạn luôn có đủ lượng nước mà cơ thể chúng đang cần bằng cách cho trẻ uống nhiều nước.

Trẻ từ hai tuổi trở xuống, ngoài sữa mẹ và nước, bạn có thể cho bé uống các loại ép trái cây theo nhu cầu. Súp cũng là một lựa chọn hợp lý không chỉ giúp bổ sung thêm nước cho cơ thể của trẻ trong mùa đông; mà còn giữ ấm và cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển về thể chất của trẻ.

Chế độ ăn uống cân bằng

Đối với trẻ đã ăn dặm, một chế độ ăn uống cân bằng sẽ bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển thể chất; giúp trẻ có đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật và sự lây nhiễm vi khuẩn.

Một điều quan trọng là phụ huynh nên từ bỏ thói quen bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất dưới dạng thuốc bổ cho trẻ; mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. Vì trên thực tế, điều này không cần thiết. Chỉ những trẻ biếng ăn hoặc đang bị ốm và được điều trị theo chế độ đặc biệt như bị dị ứng đường lastose… mới cần được bổ sung thêm dưỡng chất theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tránh đám đông

Cho trẻ tiếp xúc với đám đông hoặc đến chỗ đông người là một thử thách lớn đối với hệ miễn dịch còn quá non nớt của trẻ nhỏ. Lúc này, con bạn sẽ đứng trước nguy cơ tiếp xúc với tất cả các loại bệnh ở nơi công cộng và đây chính là thời điểm mà sức khỏe của trẻ dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm rất dễ lây trong mùa lạnh như cảm, cúm… nhất là trong những ngày thay đổi thời tiết

Tăng cường rèn luyện

Bạn nên lựa chọn một bài tập phù hợp với thể trạng của cơ thể. Tập thể dục thường xuyên để cơ thể dẻo dai, khoẻ mạnh. Không nên tập dưới mưa phùn, có thể tập trong nhà. Mở cửa khi tập để cơ thể hấp thụ được nhiều không khí.Nên hạn chế tiếp xúc với người đang mang bệnh dễ lây lan như sốt phát ban, viêm đường hô hấp. Với người mang bệnh, tuỳ vào triệu chứng mà có cách điều trị phù hợp, đi khám khi cần thiết.

Theo: kenhthoitiet.vn

Rate this post