Thông Tin Hữu Ích

24/11/2020

Các loại đặc sản mỗi năm chỉ có 1 lần hấp dẫn khó tả

Đặc sản cả nước thì vô cùng đa dạng và hương vị cũng khác nhau. Tuy nhiên có những loại đặc sản mà mỗi năm chỉ có duy nhất 1 lần. Các loại đặc sản này chế biến thành những món ăn với hương vị vô cùng lạ. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1.Củ Niễng

Thu sang, khi những cơn gió lành lạnh len lỏi vào từng góc phố thì cũng là lúc mùa niễng rộ. Thứ rau củ bình dân, mộc mạc này đã khiến biết bao người Hà Nội say mê. Vì mùa niễng thường chỉ kéo dài khoảng 1 tháng nên hiện nay thức quà quê này đang được hội chị em săn đón ráo riết để thưởng thức cho “kịp thời”.


Loại đặc sản mỗi năm chỉ có 1 tháng đang được hội chị em Hà Nội truy lùng ráo riết, bạn đã thử chưa? - Hình 2

Niễng thực chất là một loại cây lương thực, mọc hoang ở các khu vực đầm nước, góc ao và chỉ rộ lên vào tầm cuối tháng 10, đầu tháng 11.

Củ niễng có màu tím sẫm, thân phình to và chắc nịch, khi bóc bớt lớp vỏ bên ngoài sẽ dần hiện ra màu trắng xanh. Thoạt nhìn chúng có vẻ giống củ sả nhưng kích thước to hơn 3 – 4 lần. Sau khi bóc từng lớp vỏ xốp, “thành phẩm” chính là phần ruột trắng mươn mướt bên trong. Và đó cũng chính là nguyên liệu để tạo nên nhiều món ăn thơm ngon, lạ miệng.

Loại đặc sản mỗi năm chỉ có 1 tháng đang được hội chị em Hà Nội truy lùng ráo riết, bạn đã thử chưa? - Hình 3

Củ niễng sau khi sơ chế xong nhìn múp míp, trắng phau trông rất thích mắt. Chỉ cần thái chúng thành những lát mỏng rồi xào cùng gia vị là bạn đã có một bữa cơm ngon lành. Củ niễng xào thịt bò, xào trứng hay thịt lợn là những kiểu chế biến đơn giản; nhanh gọn nhưng không hề kém phần đặc sắc trong hương vị.

Loại đặc sản mỗi năm chỉ có 1 tháng đang được hội chị em Hà Nội truy lùng ráo riết, bạn đã thử chưa? - Hình 6

Vừa cho vào miệng, cái giòn giòn, ngọt ngọt đặc trưng lan tỏa làm người ta thích thú. Càng nhai bạn sẽ cảm nhận được cái bùi bùi đọng lại nơi đầu lưỡi. Để rồi kết hợp thêm miếng thịt bò mềm dai hay trứng béo béo nữa thì thật chẳng còn gì bằng.

Loại đặc sản mỗi năm chỉ có 1 tháng đang được hội chị em Hà Nội truy lùng ráo riết, bạn đã thử chưa? - Hình 7

Ai đơn giản hơn, chỉ cần xào cùng dầu rồi nêm thêm gia vị; hành ngò thì cũng đã có một bữa ăn “tốn cơm” lắm đấy. Chẳng cần phải là nguyên liệu cao sang; hương vị mộc mạc của đồng ruộng này cũng đã tạo được ấn tượng rất riêng; làm mâm cơm gia đình thêm phong phú hơn.

Loại đặc sản mỗi năm chỉ có 1 tháng đang được hội chị em Hà Nội truy lùng ráo riết, bạn đã thử chưa? - Hình 9

Củ niễng hiện được bán theo bó với giá tầm 30k – 50k được khoảng 10 củ. Một mẹo được hội chị em truyền tai nhau là phải lựa những củ mập và bên trong có ít chấm đen thì mới cho được vị ngọt và giòn.

2. Nấm Mối

Thiên nhiên đã tặng cho người dân miền Tây loại đặc sản không thể trồng mà chỉ có thể tìm thấy trong tự nhiên. Nấm mối thường chỉ rộ vào khoảng 2-3 tháng trong năm, vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch.
Nấm mối chỉ nhú vào tầm 3-4 giờ sáng và thường được thu hoạch vào đầu ngày khi mặt trời chưa lên. Đến trưa, nếu không hái kịp loại búp dù thì nấm sẽ tàn, con mối bò lên ăn đục thân. Vì khó tìm và khó hái nên giá nấm thường rất cao. Loại nấm này rất dễ giập; không dễ vận chuyển nên thường ít phân phối đi xa hoặc chỉ có thể mang đi sau khi đã sơ chế.
Vào đầu mùa, giá mua tại vườn trung bình 200.000-300.000 đồng một ký; dao động đến 500.000 đồng một ký giữa mùa. Khi xuất lên thành phố hoặc mang ra nước ngoài; giá nấm được đẩy lên cao nhất có khi đến một triệu đồng mỗi ký. Dù giá cao, chỉ rộ có một mùa nhưng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; nấm mối vẫn được mệnh danh là “vua nấm”.
Nấm mối sinh sôi ở các gò đất cao; đất thịt nơi có ổ mối trú ngụ và sinh sôi nhiều dưới gốc cây, tán lá ẩm thấp. Nấm mối thường được tìm thấy nhiều nhất ở huyện Giồng Trôm; Chợ Lách, Bến Tre, các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long; và một số tỉnh miền Đông như Bình Phước, Đồng Nai.

Vào đầu mùa, khách du lịch đến các tỉnh miền Tây; sẽ dễ dàng tìm thấy trong thực đơn các món mới chế biến từ nấm mối. Nấm mối xào muối ớt là món phổ biến nhất vì cách chế biến này giữ nguyên vị ngọt của nấm.

Nấm ngon có thể biến tấu thành hàng chục món khác nhau, ví dụ như cháo nấu nấm mối; nấm xào tỏi ăn với cơm theo khẩu vị của người Nam Bộ. Nấm mối sơ chế bằng cách xào sơ qua với gia vị; bắc xuống để nguội rồi bỏ tủ đông có thể dùng được vài tháng. Cháo gà, cháo vịt hoặc cháo hành không, bỏ chút nấm mối đã xào vào; vị nấm dậy lên át hết tất cả vị khác của món ăn.
Ngoài nấu cháo, nấm mối còn được dùng xào lá cách, nấm mối kho; om tương, nấu bánh canh, hoặc kho với nước cốt dừa. Nguyên liệu nấm khi cho thêm vào các món khác vẫn giữ được mùi đặc trưng, dai sần sật và vị ngọt thanh.
Ngoài vị ngọt đặc trưng tăng thêm sự phong phú cho các món ăn; nấm mối còn là bài thuốc có công dụng lợi sữa, giúp ăn uống dễ tiêu, ngừa các bệnh về thận và giảm cholesterol,…
Một trong những địa phương được thiên nhiên ưu đãi có lượng nấm mối nhiều nhất là Bến Tre. Tại tỉnh này, vào mùa nấm mối, khách du lịch có thể tìm thấy ở hầu hết chợ lớn nhỏ. Nấm mối cũng được chế biến ở các quán ăn; nhà hàng hay hàng quán lề đường có món bánh xèo đổ nấm mối nổi tiếng.

3. Hoa Gừng

Hoa gừng mọc từ củ, bông to bằng ngón tay cái và có cuống dài khoảng 10 – 15cm; màu xanh đậm nằm ở dưới tán lá. Mỗi gốc gừng có thể ra từ 8 – 20 hoa, có gốc tốt có thể nhiều hơn.

Hoa gừng non mỡ màng giòn ngọt dậy, được bà con dân tộc ví nó như món măng ngọt vì mùi thơm ngon ngọt; chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài, rửa sách rồi thái mỏng xào kèm thịt bò, tôm; hoặc nấu canh xương… vừa ngon vừa phòng cảm cúm.

Mỗi năm chỉ có 1 mùa, đặc sản hoa gừng vùng cao đắt hàng hút khách sành ăn - Ảnh 4.

Hoa gừng có màu xanh đậm, mỗi gốc gừng có thể cho ra từ 8-20 hoa

Những năm gần đây, bà con ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) trồng rất nhiều cây gừng. Thời điểm này đang vào vụ thu hoạch hoa gừng nên nhiều người tích cực lên rẫy thu hái hoa vừa để chế biến món ăn; và đem bán ở chợ phiên với giá từ 20.000-25.000 đồng/kg nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Để hái hoa gừng người dân dùng những chiếc dao nhỏ, hoặc kéo cắt để tránh làm ảnh hưởng đến củ gừng. Việc sơ chế búp hoa gừng rất dễ bởi chỉ cần rửa sạch rồi dùng dao chẻ đôi búp hoa.

Hoa gừng là sản phẩm nông sản sạch đang được ưa chuộng, bởi vậy những ngày này tại các chợ phiên; hay dọc các tuyến đường ở vùng cao, hoa gừng được bày bán khá nhiều.

>>> Xem thêm: Đặc sản Phú Thọ – 10 món ăn gợi nhớ về cội nguồn dân tốc

 

 

 

 

 

 

 

 

Rate this post