Thông Tin Hữu Ích

29/10/2022

CÁC MÓN ĂN NỔI TIẾNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC

Các dân tộc anh em của Việt Nam đều có những món ăn đặc trưng của mình, nhiều món ăn nhắc đến là thấy quen thuộc. Cùng điểm danh các món ăn nổi tiếng của người dân tộc mà hầu hết chúng ta đều từng nghe đến.

Xôi ngũ sắc của người Tày Sapa

Xôi ngũ sắc của người Tày gồm các màu: đỏ tươi, đỏ thẫm, vàng, nâu, tím. Người Tày quan niệm xôi màu tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, thổ, hỏa. Nếu xôi nhà ai pha chế màu chuẩn, đẹp thì được xem là người khéo tay, làm ăn phát đạt.

Xôi ngũ sắc của người Tày Sapa
Xôi ngũ sắc của người Tày Sapa

Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm xôi thơm ngon, hấp dẫn. Trước khi nhuộm màu xôi, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 – 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải. 

Qua kinh nghiệm pha chế từ dân gian cho ra xôi ngũ sắc, ngoài hương vị thơm ngon, béo ngậy, hấp dẫn bởi màu sắc, chất của loại lá cây rừng, còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt.

Món thịt chua đặc sản của người Phú Thọ

Riêng thịt áp mông, áp vai người ta dành để làm thịt chua, loại thịt này cứ để nguyên miếng rồi nướng cho chín se các mặt cắt trên than hồng, sau đó ép bỏ nước rồi pha khổ nhỏ con bài, thái mỏng ướp với nước mắm, bột ngọt, thính.

Món thịt chua đặc sản của người Phú Thọ
Món thịt chua đặc sản của người Phú Thọ

Ống nứa tươi từ 6 – 8cm, lá ổi bánh tẻ rửa sạch để khô, lót đáy và quây xung quanh thành ống, nhồi thịt vào ống thật chặt để cách miệng ống 3cm, rắc thính phủ kín, đậy lá ổi và cài lại. Úp các ống thịt vào khay nước lạnh có chiều sâu 2cm, để nơi thoáng mát, sau 2 – 3 ngày thịt sẽ lên men và chín ngẫu.

Thịt chua có mùi đặc trưng của nem chạo ăn với lạc rang, bánh đa nướng, bánh phồng tôm, sung non, chuối chát, lá mơ và các loại lộc non rất ngon.

Hiện tại, ban có thể mua Thịt chua của thương hiệu Trường Foods với quy cách đóng hộp tiện dụng, được chế biến với quy trình khép kín an toàn, giữ nguyên hương vị của miền trung du đất tổ.

Thịt gác bếp Tây Bắc

Thịt gác bếp Tây Bắc
Thịt gác bếp Tây Bắc

Thịt trâu, bò, lợn, gác bếp là món ăn đặc sản nổi tiếng của người Thái. Được tẩm ướt từ những gia vị như: gừng, tỏi, sả, ớt cay, tiêu đen, mắc khén (một loại hạt tiêu núi rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc) rồi đem hun khói trên gác bếp.

Khi thưởng thức du khách sẽ cảm nhận được hương vị đặc trưng của từng thớ thịt khô mà không bị sơ xác, tước từng sợi mà bỏ vào miệng còn thấy rõ vị ngọt và hương thơm hòa quyện, đậm đà, đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi không quên hương vị đặc sản Tây Bắc nổi tiếng này. 

Cá nướng (Pa Pỉnh Tộp)

Cá nướng (Pa Pỉnh Tộp)
Cá nướng (Pa Pỉnh Tộp)

Cá được mổ theo dọc sống lưng, ướp gia vị: xả, gừng, mắc khén, ớt, các loại rau thơm,… rồi được gập theo chiều ngang, nướng trên than hồng.

Cách tự nhiên nhất để thưởng thức món cá này là gỡ cá bằng tay, ăn cùng với xôi nếp nương, cơm lam. Đây là một món ăn đặc trưng và nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái mà quý khách không thể bỏ qua khi đến Mộc Châu.

Gà nướng Bản Đôn

Gà nướng Bản Đôn
Gà nướng Bản Đôn

Bản Đôn Tây Nguyên thì ai cũng biết rồi và nếu được hỏi có món đặc sản gì nơi đây thì chắc chắn đó là món gà nướng. Thịt gà ở đây có vị thơm ngon rất khác bởi cách nuôi gà rất công phu, tất cả đều được thả vườn, ăn côn trùng, cỏ non và lúa rẫy.

Để gà nướng có hương vị đặc trưng thì không thể thiếu sả, sả được giã lấy nước, càng nhiều nước sả thì thịt gà khi chín lại càng ngon, kẹp gà đã được tẩm ướp vào thanh tre, phết một lớp mật ong cho có màu đẹp và mùi thơm rồi quay đều trên bếp than. Khi chín, bỏ ra, xé chấm muối ớt, ăn cùng cơm lam và uống rượu cần thì ngon phải biết.

Cá lăng Tây Nguyên

Cá lăng Tây Nguyên
Cá lăng Tây Nguyên

Cá lăng là loài cá nước ngọt, sống rất nhiều trên sông Sêrêpốk, là nguyên liệu được nhiều quán ăn, nhà hàng, khách sạn ưa thích. Những món ăn chế biến từ cá lăng thì nhiều vô số kể, chẳng hạn như cá lăng nướng với hương vị ngọt thơm, đậm đà, beo béo hay lẩu cá lăng nấu canh chua – món ăn bổ dưỡng được ăn nhiều vào mùa hạ, giải nhiệt rất tốt.

Rượu cần

Rượu cần
Rượu cần

Nhắc tới rượu cần – một món đặc sản vùng Tây Nguyên quen thuộc với hình ảnh mà chúng ta vẫn nhớ, đó là mọi người quây quần bên bếp lửa hồng trong gian nhà sàn ấm cúng, có nhiều ống cần để hút được đặt trong chum rượu để ở giữa.

Rượu cần thực ra có rất nhiều loại: rượu thóc, rượu cơm hay rượu kê. Rượu cần là thức uống không thể thiếu trong dịp chiêu đãi khách quý hay những dịp lễ hội ở các dân tộc Tây Nguyên, thể hiện sự mến khách, yêu thương nhau, đoàn kết của con người nơi đây.

Heo rẫy nướng

Heo rẫy nướng
Heo rẫy nướng

Heo rẫy nướng là món ăn mà bạn nên thưởng thức nếu không muốn tiếc nuối khi đến Tây Nguyên. Được người dân nuôi kiểu chăn thả tự nhiên nên thịt heo rất chắc và ngon hơn hẳn những loại thịt heo khác. Bạn sẽ thấy heo rẫy khác heo rừng ở chỗ da mỏng hơn, thịt chắc và ít mỡ lại cực kỳ mềm và ngọt thịt.

Thịt heo giữ được màu óng ả mặc dù để lâu là do được phết một hỗn hợp soda, nước cốt chanh và mạch nha rồi mới đem đi nướng. Hai món phổ biến đó là heo rẫy nướng muối ớt ăn thịt ngọt hơn và heo rẫy nướng cao nguyên thì đậm đà gia vị hơn.

Bò một nắng Tây Nguyên

Bò một nắng Tây Nguyên
Bò một nắng Tây Nguyên

Đúng như tên gọi của nó, món ăn này được chế biến từ thịt bò tươi, thái thành những miếng mỏng và được tẩm ướp với nhiều loại gia vị khác nhau, sau đó được đem phơi dưới ánh nắng mặt trời nguyên một ngày rồi đem cất trữ, cái tên bò một nắng bắt nguồn từ đó.

Khi thưởng thức bạn chỉ cần cho những miếng bò lên bếp than hồng nướng chín là có thể ăn được ngay. Món này ngoài làm quà bạn có thể mua về để tích trữ ăn dần bởi nó cực kỳ ngon, đã ăn một miếng rồi thì không thể dứt ra được đâu.

Trên đây là các món ăn nổi tiếng của người dân tộc cùng những thông tin hữu ích khác. Mỗi món ăn dù ngon đến đâu đều tốt nhất khi được ăn với lượng vừa phải. Tóm lại hãy ăn uống hợp lý và lành mạnh bạn nhé!

4.3/5 - (13 bình chọn)