Tin tức & Sự kiện

16/12/2020

Kinh nghiệm nấu cơm tiết kiệm thời gian cho dân văn phòng

Đi làm văn phòng đa số chúng ta sẽ có rất ít thời gian ở nhà. Với thời gian sinh hoạt ít ỏi, vừa phải dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ; chăm sóc gia đình khiến chị em văn phòng còn rất ít thời gian nấu nướng. Một số chị em lựa chọn giải pháp ăn hàng, ăn quán cho bữa trưa.

So với việc đi ăn các hàng quán để thuận tiện hơn thì việc mang cơm trưa đi làm cũng có một số ích lợi không nhỏ như đồ ăn sạch đảm bảo sức khỏe, không phải đi ngoài trời nắng chang chang mồ hôi mồ kê nhễ nhại,…

Vậy thì giải pháp là chúng ta cần tính toán lại thời gian eo hẹp để đủ cho sinh hoạt. Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm nấu cơm tiết kiệm thời gian mà nhiều mẹ chia sẻ lại nhé.

1. Nên nấu buổi sáng hay nấu từ tối hôm trước rồi hâm lại?

Bạn nên hạn chế nấu sẵn từ đêm hôm trước rồi sáng hôm sau hâm lại. Thức ăn để qua đêm sẽ lên men và chứa một số vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Đây là một thói quen không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe; về lâu dài có thể dẫn đến một số bệnh về đường ruột, tiêu hóa hoặc thậm chí ung thư.

Do vậy tốt hơn hết là các bạn nên nấu vào buổi sáng để có thức ăn vừa ngon; vừa an toàn và đảm bảo sức khỏe.

2. Vậy phải làm sao để nấu cơm tiết kiệm thời gian?

  • Nếu bạn không có nhiều thời gian vào buổi sáng thì bạn nên chế biến những món đơn giản.
  • Sử dụng 2 bếp để vừa nấu canh; vừa chế biết thịt cá song song sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian hơn.
  • Nấu cơm vào buổi sáng cho bữa trưa và tối luôn. Lý do là vì nếu bạn nấu vào buổi tối thì đến trưa hôm sau mới ăn là cách 16 tiếng. Còn nếu nấu buổi sáng thì bạn sẽ ăn trưa cách thời điểm nấu 4 tiếng và ăn tối cách thời điểm nấu 8 tiếng.
  • Bạn nên nấu vào đầu giờ sáng trước khi bắt tay chế biến các món ăn; khi thức ăn chế biến vừa xong thì cơm cũng vừa chín. Như vậy cơm sẽ dẻo hạt và thơm hơn khi dùng bữa. Khi dở cơm vào hộp bảo quản bạn không nên dở cơm khi còn nóng, vì như vậy cơm sẽ bị đổ mồ hôi và nhanh bị ôi thiu.
  • Bạn nên dở cơm lúc vừa nguội hoặc hơi ấm là hay nhất. Cơm khi dở vào các hộp cơm giữ nhiệt bạn nên để cơm trong 1 ngăn riêng biệt và tránh để hơi nước thì thức ăn lẫn vào làm cơm bị ẩm và dễ bị hâm, ôi thiu.
  • Để tiện lợi cho việc chế biến vào buổi sáng; các bạn nên chuẩn bị sẵn các nguyên liệu cần thiết. Thịt, cá bạn bạn nên rã đông từ tối bằng các chuyển chúng từ ngăn đông lạnh xuống ngăn mát của tủ lạnh để buổi sáng không mất thời gian rã đông.

Ngoài ra để tránh mất nhiều thời gian thì buổi sáng các bạn nên chế biến những món mặn đơn giản như:

  • Các món thịt: sườn ram mặn, thịt kho trứng, thịt chiên, thịt luộc;  bò xào củ hành, thịt quay, thịt quay kho cải chua, tôm rang thịt ba chỉ, ba rọi kho khô…
  • Các món cá, tôm, hải sản: cá hấp, cá kho măng, cá chiên, khô chiên; tôm rim, tôm hấp, tôm kho thịt, mực kho, mực xào, mực chiên…
  • Các món trứng: trứng chiên, trứng luộc, trứng chưng mắm, trứng cuộn…
  • Các món chả: chả giò, chả kho, chả rim mặn; chả cá chiên, chả cá thát lát, chả cá basa…
  • Các món khác: các món tàu hủ chiên; chả giò chiên, khô, lạp xưởng, xúc xích…

 

Các món rau, củ khá đơn giản và dễ chế biến. Để tiết kiệm thời gian cho buổi sáng; bạn nên lặt rau hoặc sơ chế củ/quả trước vào buổi tối hôm trước và bảo quản bằng hộp kín trong tủ lạnh.

Khi đóng hộp các món rau quả bạn nên chọn các loại hộp cơm giữ nhiệt có nắp kín để bảo quản; tránh nước rau quả chảy sang làm ảnh hưởng các món ăn khác. Bạn có thể chế biến các món rau luộc, rau xào như:

  • Các món rau, củ, đậu hấp/luộc: rau lang, rau muống, cải bắp, su hào, củ cải, cà rốt, đậu cô-ve, đậu đũa, bí, bầu, bí rợ…
  • Các món rau, củ xào: rau muống xào tỏi, đọt su su xào tỏi, mồng tơi hấp, đọt bí xào tỏi, đậu cô-ve xào… Có thể xào chung với thịt xay, tôm, mực… thành các món mặn
  • Hoặc các bạn có thể dùng các món cải chua, dưa chua, kim chi, dưa muối…

 

Đối với các món rau củ quả

Tương tự như các món rau; để tiết kiệm thời gian nấu canh bạn nên lặt rau hoặc gọt vỏ và thái các loại củ quả vào buổi tối hôm trước và bảo quản bằng hộp kín trong tủ lạnh.

Bạn có thể chế biến các món canh đơn giản như: canh rau; canh cải, canh chua bạc hà, canh bí, khổ qua, canh bí đỏ sữa đậu nành, canh cải… Có thể kết hợp thêm các món cá, thịt, hải sản để có thể vừa làm món canh; vừa làm món mặn để chuẩn bị cho bữa trưa. 

Nếu bạn muốn dùng canh với nước xương hầm; để tiết kiệm thời gian buổi sáng thì bạn có thể hầm xương để lấy nước dùng vào buổi tối hôm trước. Sau đó bạn bảo quản kín trong tủ lạnh để sáng nấu canh sẽ rất ngon.

Khi đóng hộp bảo quản; bạn nên chọn những loại hộp cơm giữ nhiệt có ngăn riêng đựng canh được thiết kế có nắp đậy kín để tránh bị đổ ra ngoài nhé.

Nên để nguội đồ ăn rồi mới cho vào hộp

Một số các bạn thường nghĩ cơm, canh, đồ ăn phải vô hộp khi còn nóng thì buổi trưa mang ra dùng mới ngon. Tuy nhiên thực tế khi làm vậy thì thức ăn sẽ bị tỏa nhiệt và thường đổ mồ hôi; đọng nước và dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn hoặc bốc mùi.

Vì vậy thức ăn sau khi nấu xong bạn hãy để thức ăn nguội dần còn khoảng 40oC – 50oC. Lúc này các bạn hãy cho cơm, canh, đồ ăn vào hộp cơm giữ nhiệt mang đi làm.

Đặc biệt các bạn nên tuyệt đối tránh đồ nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao; điều này làm tăng nguy cơ mất an toàn đến sức khỏe rất lớn. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các loại hộp nhựa đựng cơm không chứa BPA để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

 

Như vậy tổng hợp lại chúng ta có những kinh nghiệm chính như sau:

  • Tránh nấu sẵn thức ăn để qua đêm.
  • Tránh dùng hộp nhựa kém chất lượng để đựng thức ăn.
  • Hạn chế mang thức ăn có nhiều nước.
  • Buổi tối là thời gian sơ chế sẵn thịt cá rau củ để sáng hôm sau chỉ việc nấu nướng.
  • Sử dụng 2 bếp để vừa nấu canh vừa nấu thịt được.

Trên đây là những kinh nghiệm nấu cơm tiết kiệm thời gian dành cho dân văn phòng. Hi vọng có thể giúp ích 1 phần trong việc cân đối giữa công việc với nấu ăn của bản thân.

4.5/5 - (2 bình chọn)