Thông Tin Hữu Ích
LÒNG LỢN CÓ NÊN ĂN NHIỀU KHÔNG? NHỮNG MÓN NGON TỪ LÒNG KL[NJLòng lợn có nên ăn nhiều không? Những món ngon từ lòng lợn
Lòng lợn là món ăn yêu thích của không ít người vì có thể chế biến thành nhiều món nhậu, ăn với cơm rất ngon. Tuy nhiên lòng lợn lại không phải món ăn nên ăn nhiều.
Lòng lợn có nên ăn nhiều không?
Nội tạng động vật hay nội tạng gia cầm đều có hàm lượng cholestorol xấu rất cao. Như trong óc của động vật lượng cholesterol xấu có thể cao hơn tới hàng chục lần so với hàm lượng cholesterol mà cơ thể con người cần.
Các cholesterol xấu sẽ tăng cường tích tụ trong cơ thể bạn và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mặc dù trong hiện tại cơ thể bạn là khỏe mạnh. Nếu không may gặp phải lòng lợn không chế biến kỹ, lòng lợn từ con lợn nhiễm bệnh, các tế bào bệnh và vi khuẩn gây bệnh có thể lây nhiễm từ thức ăn qua cơ thể con người.
Các bộ phận của lợn như: gan, tim, dạ dày, thận… có hàm lượng calo cao. Khi ăn những miếng lòng lợn không được làm sạch sẽ và chín, chúng dễ trở thành “ổ vi khuẩn” gây nên các bệnh nguy hiểm như: thương hàn, kiết lị, bệnh tả và thậm chí là viêm gan.
Như vậy, không nên ăn nhiều lòng lợn. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, người lớn chỉ ăn khoảng 50 – 70 g lòng lợn cho 1 lần và 1 tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần, với trẻ nhỏ thì chỉ 30 – 50 g cho 1 lần ăn.
Lòng lợn dù được làm sạch tới đâu vẫn là những bộ phận nội tạng, có nguy cơ chứa mầm bệnh và nhiều vi khuẩn, chưa kể chứa nhiều cholesterol xấu, vì vậy mặc dù là lòng lợn sạch thì cũng không nên ăn quá nhiều, sẽ không thực sự tốt cho sức khỏe.
Cách chế biến lòng lợn sạch, an toàn
Khi mua lòng về, bạn đem lộn trái nhằm lọc hết phần màng mỡ bên trong. Tiếp đến, dùng muối hạt bóp thật kỹ phần lòng này. Sau khi làm sạch, bạn đem rửa lại dưới vòi nước mạnh.
Sau đó bạn nên dùng nước cốt chanh, chà xát để làm sạch những mỡ thừa còn sót. Nếu bạn rửa phần ruột già của lợn, bạn nên bóp thật kỹ với hỗn hợp giấm ăn và phèn chua với tỷ lệ 2 giấm: 1 phèn. Sau đó, rửa lại thật sạch bằng vòi nước mạnh.
Những ai không nên ăn lòng lợn?
Người béo phì, mắc bệnh tim mạch, bệnh gout: Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.
Người bị cảm, mệt mỏi: Lòng lợn có rất nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Những bệnh này có thể lây sang người ăn. Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, không nên lòng lợn vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh.
Bà bầu: Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.
Người có đường tiêu hóa kém: Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Đặc biệt, những người có đường tiêu hóa kém ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Những món ngon từ lòng lợn
Nếu được ăn với một lượng vừa phải, làm sạch trước khi chế biến, thì lòng lợn có thể làm được rất nhiều món ngon cho bữa ăn của bạn:
Lòng lợn chiên giòn
Lòng lợn chiên giòn nghe có vẻ đơn giản nhưng lại tốn khá nhiều thời gian chế biến. Bạn cần phải sơ chế ruột lợn thật sạch và không tanh thì mới giữ được vị ngon đặc trưng của món ăn. Điểm nhấn của món này chính là vị giòn giòn của lòng lợn đậm đà, thơm ngon. Nhất định, đây sẽ là một mồi nhậu “bén” bia thơm ngon, hấp dẫn dành tặng cho ông xã.
Lòng lợn xào hành răm
Khi chế biến món nhậu này, bạn không nên xào quá kỹ vì lòng lợn sẽ mất độ giòn. Món ăn dai giòn, béo béo quyện với vị thơm đặc trưng của rau răm chính là hương vị khoái khẩu cho các đấng mày râu. Trong khâu chọn mua nguyên liệu, bạn nên lưu ý chọn đoạn lòng non bé, ống ruột căng tròn, màu trắng hồng, có dịch sữa trắng bên trong ruột để khi chế biến lòng không bị đắng.
Lòng non xào dưa chua
Vừa là món ăn bắt cơm vừa là món nhậu khoái khẩu của cánh đàn ông, món lòng non xào dưa chua giòn giòn sựt sựt khiến các ông chồng ăn xong là mê tít. Để xào lòng không bị đắng hay có mùi tanh, lúc sơ chế nguyên liệu, bạn có thể nhét miếng gừng trong đoạn lòng rồi vuốt miếng gừng đến hết đoạn lòng, sau đó bóp với dấm, muối và rửa sạch lại với nước.
Lòng lợn xào dứa
Lòng heo xào với thơm trái ăn cùng cơm nóng rất tuyệt, nhất là với những bạn thích ăn thơm (dứa). Trong trái thơm (dứa) có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường thị lực, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch và cả làm đẹp da.
Lòng non trộn chua cay
Các món trộn chua cay đều rất kích thích vị giác của người ăn, lòng heo khi được chế biến theo cách này cũng không phải ngoại lệ. Miếng lòng non giòn giòn, được trộn lẫn với hành tây đã qua khâu sơ chế, quyện lẫn với mùi thơm của rau răm và cay cay của ớt, đảm bảo cả nhà bạn sẽ ăn mãi không ngán.
Lòng non nướng sa tế
Để đổi vị cho bữa ăn hằng ngày, món lòng nướng là sự lựa chọn tuyệt vời, nhất là trong thời tiết cuối năm se se lạnh. Miếng lòng nướng thơm lừng, dai dai hòa quyện cùng vị cay nồng của tương ớt, ăn kèm một ít dưa leo và rau thơm cho cân bằng vị thì còn gì bằng.
Lòng non nướng nghệ
Một trong số những món ăn từ lòng lợn được các dân nhậu đặc biệt “kết” là lòng non nướng nghệ. Cái màu vàng ươm của nghệ giống như kích thích khiến người ăn không thể cưỡng lại. Vị chát của chuối, chua chua của khế và thanh mát của vài miếng dưa leo ăn kèm cùng chén muối ớt xanh thì đúng là món nhậu chuẩn không cần chỉnh.
Trên đây là câu trả lời cho lòng lợn có nên ăn nhiều không và gợi ý những món ngon từ lòng lợn mà bạn có thể lưu ý. Tóm lại đừng ăn quá nhiều lòng lợn vì có thể gây béo phì, thừa cân, nhiễm khuẩn. Hãy ăn uống khoa học và lành mạnh bạn nhé!