Tin tức & Sự kiện

20/09/2020

Nhưng lưu ý khi ăn bánh trung thu để bảo vệ sức khỏe

Bánh trung thu là món ăn quen thuộc vào mỗi dịp rằm tháng 8. Với vỏ bánh nướng hoặc dẻo, đi kèm cùng phần nhân nhiều vị khác nhau như thập cẩm, đậu xanh, khoai môn… Thì đây chính là món được yêu thích và săn lùng nhiều nhất vào mỗi mùa Tết Trung thu. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy nên ăn bánh trung thu thế nào?

XEM THÊM: Bánh trung thu Trường Foods – Sản phẩm vàng mùa trăng sức khỏe

bánh trung thu

1. Ăn miếng nhỏ và chậm

Để giảm thiểu lượng chất béo và đường nạp vào cơ thể; hãy cắt bánh trung thu thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Đặc biệt nên ăn chậm rãi để hạn chế làm lượng đường trong máu tích tụ nhanh hơn bình thường, dẫn đến khó tiêu.

2. Không chọn bánh trung thu thay cho bữa ăn chính

Khi có quá nhiều bánh trung thu hoặc lười nấu nướng; nhiều người thường chọn ăn bánh thay cho bữa ăn chính nhưng điều này là không nên. Bởi một bữa ăn chính cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng; trong khi đó bánh trung thu lại chứa khá nhiều đường nên có thể làm bạn mất cân bằng dinh dưỡng; dễ cảm thấy mệt mỏi và thèm ngọt hơn.

bánh trung thu

3. Không ăn bánh trung thu khi đói, mệt mỏi hoặc vào lúc tối muộn

Thời điểm ăn là một trong những yếu tố quyết định có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay không. Nếu ăn trong lúc đói; khả năng hấp thu của dạ dày sẽ tăng lên cực điểm làm chúng ta ăn nhiều hơn mức bình thường; tệ hơn là ăn không kiểm soát và dẫn đến tăng cân. Nếu ăn trong lúc cơ thể mệt mỏi, vừa hoạt động; làm việc xong sẽ dễ làm mất đi vitamin B. Vì vậy thay vì chuyển hoá đường thành năng lượng hữu ích; cơ thể chúng ta chuyển hoá chúng thành chất béo.

Bên cạnh đó dù có ăn hay không thì vào thời điểm tối muộn; bạn nên hạn chế dung nạp thức ăn vào cơ thể để không bị khó tiêu và biến chúng thành năng lượng dư thừa; tích tụ thành chất béo gây tăng cân.

4. Giảm lượng carb nạp vào trong ngày hoặc tập thể thao

Nếu đã lỡ ăn nhiều bánh trung thu bạn nên cắt giảm lượng carb; hạn chế ăn đồ chiên rán, dầu mỡ để đảm bảo lượng calo nạp vào trong ngày không quá cao. Hoặc bạn có thể kết hợp chạy bộ, tập gym… để tiêu hao bớt các năng lượng dư thừa; giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

5. Uống nước trà khi ăn bánh trung thu

Đa số các bánh trung thu đều có vị ngọt nên việc uống kèm nước trà sẽ giúp cân bằng lại vị. Bên cạnh đó trà còn là thức uống hỗ trợ tiêu hóa; đào thải bớt độc tố ra khỏi cơ thể và đặc biệt là ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa, chất béo.

bánh trung thu

Tóm lại bánh trung thu là món ăn đặc sản không thể bỏ qua mỗi dịp rước đèn ông sao. Nhưng nếu ăn vô tội vạ sẽ dễ làm tăng cân; tích tụ chất béo và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nên hãy tỉnh táo; ăn đúng cách để có một mùa Trung thu healthy và balance bạn nhé.

6. Dùng bưởi kèm với bánh trung thu

Bên cạnh bánh trung thu thì bưởi cũng là một món đậm chất rằm tháng tám. Ngoài ra, đây cũng là một loại quả có hàm lượng vitamin C cao. Vậy nên, bạn có thể ăn bưởi kèm với bánh trung thu để giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Hơn nữa, bưởi cũng sẽ giúp bạn tránh được tình trạng dùng bánh trung thu quá nhiều.

Nếu biết cách ăn bánh trung thu lành mạnh; bạn sẽ không cần lo mình sẽ tăng cân hay bị ảnh hưởng sức khỏe. Bạn hãy kết hợp món bánh rằm tháng tám này vào thực đơn thật khéo léo để thỏa mãn vị giác mà vẫn không gây hại cho cơ thể nhé.

 

 

 

 

 

Rate this post