Đời Sống Xã Hội

02/10/2020

Truyền thông và mạng xã hội – vũ khí trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19

Truyền thông và mạng xã hội đóng vai trò lớn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, càng phát huy được hiệu quả rất tích cực trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh Covid-19 là một trong số ít những điều tồi tệ và khủng khiếp mà thế hệ người trẻ chúng ta từng chứng kiến. Chưa từng có “kỳ nghỉ Tết” nào lại kéo dài đến thế đối với học sinh, sinh viên, cũng chưa khi nào mà chiếc khẩu trang lại trở thành thứ “xa xỉ phẩm” mà ai cũng săn lùng để tìm mua bằng được.

>>> Vắc xin chống Covid-19 khó có thể triển khai diện rộng trong năm 2021

Thế nhưng cũng trong cơn bão dịch Covid-19, chúng ta lại được chứng kiến thêm sức ảnh hưởng đầy mạnh mẽ của các biện pháp truyền thông trong công cuộc phòng chống dịch. Truyền thông đại chúng vẫn đóng một vai trò lớn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống từ trước đến nay, và đến giai đoạn dịch bệnh, truyền thông lại tiếp tục phát huy những hiệu quả đầy tích cực, để lại dấu ấn ấn tượng không thể phủ nhận.

Truyền thông và mạng xã hội - vũ khí sắc bén trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Các kênh truyền thông liên tục cập nhật tình hình, chỉ đạo từ cơ quan chức năng giúp nâng cao nhận thức của người dân

Nói về vai trò của truyền thông trong công tác phòng chống dịch; trước tiên phải kể đến vai trò chủ đạo của truyền thông chính thống. Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến chống dịch; các cơ quan thông tấn báo chí, các đài phát thanh truyền hình Trung ương lẫn địa phương đều đã chủ động vào cuộc; khai thác mọi chủ đề của đời sống liên quan tới dịch bệnh; cập nhật đến người dân những thông tin chỉ đạo điều hành của cơ quan chức năng; tình hình dịch bệnh, khuyến cáo phòng ngừa mới nhất và chính xác nhất.

Nhờ những thông tin được cập nhật liên tục từ báo đài; người dân đã được tiếp cận thông tin về dịch bệnh một cách nhanh chóng và chính xác; từ đó khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp; tăng cường hiệu quả cho công tác phòng dịch cho từng cá nhân, gia đình và địa phương.

Truyền thông và mạng xã hội - vũ khí sắc bén trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.
Truyền thông và mạng xã hội - vũ khí sắc bén trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Thông tin về dịch bệnh Covid-19 được báo đài đưa tin nhanh chóng, chính xác

Tiếp đến, cuộc chiến chống dịch Covid-19 đạt được những thành tích vượt bậc; không thể không kể đến việc tận dụng ưu thế truyền thông 4.0.

Phát huy những tiềm năng từ các doanh nghiệp công nghệ và chuyên gia trong nước; chúng ta đã kịp thời sáng chế những ứng dụng cung cấp thông tin như nCOVI và Bluezone; hướng dẫn người dân phòng chống dịch, khai báo y tế và cập nhật tình trạng sức khỏe của mình. Với ứng dụng nCOVI được phát triển; và đưa vào sử dụng rộng rãi trong giai đoạn chống dịch trước đây; Việt Nam là quốc gia đầu tiên áp dụng tờ khai y tế điện tử, được các nước đánh giá cao phương pháp kiểm soát dịch bệnh toàn dân này.

Song song với đó; các khuyến cáo được triển khai từ hệ thống điện thoại di động cũng được áp dụng triệt để. Trong suốt giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh; Bộ Y tế đã liên tục gửi tin nhắn đến các thuê bao di động để cung cấp thông tin chính thống; đồng thời tuyên truyền các biện pháp hữu hiệu để phòng chống dịch.

Đây được đánh giá là biện pháp cực kỳ hiệu quả giúp người dân có thể tiếp cận được thông tin; đồng thời còn thể hiện được sự quan tâm sâu sát từ Nhà nước đến mỗi người dân; kêu gọi sự đồng lòng của mỗi người cho cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh.

Không những thế, các nhà mạng cũng khẩn trương và chủ động tham gia tuyên truyền biện pháp phòng dịch bằng cách thiết lập đoạn hội thoại chờ có nội dung kêu gọi phòng chống dịch; hiển thị cột sóng trên thiết bị di động bằng thông điệp “Hãy ở nhà”, “Hãy cài đặt Bluezone” đầy trực quan và ý nghĩa.

Truyền thông và mạng xã hội - vũ khí sắc bén trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Tin nhắn từ Bộ Y tế gửi đến từng thuê bao di động tuyên truyền biện pháp phòng chống dịch; động viên và gắn kết tinh thần dân tộc

Truyền thông và mạng xã hội - vũ khí sắc bén trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Các nhà mạng chung tay trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh

Mạng xã hội – nơi người dân được tiếp cận thông tin; bày tỏ sự chia sẻ với đội ngũ phòng chống dịch Covid-19

Đặc biệt, trong giai đoạn phòng chống dịch căng thẳng thì mạng xã hội cũng đã phát huy tốt vai trò truyền tải thông tin; trở thành một kênh truyền thông hữu hiệu giúp người dân nắm được thông tin và diễn tiến dịch bệnh.

Thông qua mạng xã hội, người dân đã chủ động chia sẻ thông tin về phòng; chống dịch và những khuyến cáo có lợi cho sức khỏe; cổ vũ động viên những lực lượng tham gia chống dịch như thầy thuốc, bộ đội, công an… Không những thế cũng thông qua mạng xã hội; lực lượng công an đã kịp thời phát hiện những trường hợp tung tin thất thiệt về dịch bệnh để xử lý nghiêm khắc; được cộng đồng ủng hộ, lên án những cá nhân có hành vi sai trái; không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến công cuộc chống dịch.

Trong số các trang mạng xã hội; Lotus dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng đã kề vai sát cánh trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ngay từ những ngày đầu tiên; trở thành một điểm sáng trong công tác tuyên truyền; cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác về tình hình Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới.

Mạng xã hội Lotus đã xây dựng chiến dịch Lá chắn Virus Corona; thực hiện tổng hợp thông tin về dịch bệnh từ nhiều nguồn chính thống với các nội dung chuyên biệt như tin nóng về Covid-19 tại Việt Nam; khuyến cáo của chuyên gia hay tác động của dịch bệnh đến kinh tế,… Lotus còn chia sẻ kiến thức được cung cấp bởi những bác sĩ; chuyên gia y tế uy tín hàng đầu, từ những nguồn tin chính thống, được kiểm định.

Giữa thời kỳ khủng hoảng thông tin với vô số tin tức giả mạo; thiếu kiểm chứng, Lotus như một “màng lọc” thực sự; sàng lọc những thông tin sai lệch, vi phạm pháp luật và đạo đức; “lật mặt” tin giả, tin sai sự thật được lan truyền trên mạng xã hội; từ đó giúp mọi người hiểu đúng, tránh lo lắng và hoang mang không cần thiết.

Với sự đóng góp không hề nhỏ đối với công tác phòng chống dịch Covid-10; biện pháp truyền thông, tuyên truyền đã được Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá rất cao.

Tại hội nghị sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 do Ban Tuyên giáo; Bộ Y tế và Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức chiều ngày 16/6 ở Hà Nội; Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: “Trong chiến dịch truyền thông không ngừng nghỉ về phòng; chống đại dịch Covid-19, với quan điểm việc cung cấp thông tin phải đảm bảo; ‘Kịp thời – Minh bạch – Chính xác và Tin cậy’, chúng ta đã huy động sức mạnh của nền báo chí cách mạng Việt Nam; phát huy hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, huy động các lực lượng, các phương tiện, kết hợp truyền thống và hiện đại, sử dụng triệt để các hình thức tạo ra chiến dịch truyền thông với những dấu ấn thật sự ấn tượng“.

THEO: kenh14.vn

 

 

 

 

 

 

Rate this post