Đời Sống Xã Hội

28/07/2020

25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN: Hòa nhập, phát triển và trách nhiệm khu vực

(CLO) Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN.  Sau 25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành công; đồng thời thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, góp phần thúc đẩy vị thế của ASEAN; cũng như của Việt Nam trên trường quốc tế.

Vietnam gia nhap ASEAN

Mục lục

Tiến trình gia nhập ASEAN

 
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986); Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, bắt đầu con đường Đổi mới về mọi mặt. Ngoài những mục tiêu về kinh tế – xã hội; Đảng ta chủ trương đổi mới về quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng mở; kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài. Năm 1992; sau một thời gian đàm phán; Việt Nam đánh dấu quá trình hội nhập khu vực sau khi tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC); và trở thành Quan sát viên; tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hàng năm.
 

Trong giai đoạn này; Việt Nam bắt đầu tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN.

 
Tháng 7/1994; Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này. Ngày 28/7/1995; tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Brunei; Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức; đặt một dấu mốc quan trọng cho quá trình hội nhập của Việt Nam cũng như tiến trình; hợp tác, liên kết của cả khu vực. Việt Nam ngay sau khi trở thành thành viên chính thức đã nhanh chóng hội nhập; tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực vào việc duy trì đoàn kết nội khối; tăng cường hợp tác giữa các thành viên; chung tay cùng các quốc gia trong khu vực ứng phó với các thách thức đang nổi lên; cũng như đóng góp xử lý những vấn đề chiến lược liên quan đến hòa bình; phát triển, thịnh vượng của ASEAN.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN - Ảnh: Internet
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN – Ảnh: Internet

Những đóng góp của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

Sau 25 năm bước vào ngôi nhà chung ASEAN; Việt Nam đã và đang trở thành một nhân tố tích cực; góp phần thúc đẩy vị thế của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, trở thành đối tác tin cậy; tạo ra môi trường hòa bình, ổn định cùng phát triển.
Nhân kỷ niệm 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN; tờ báo hàng đầu của Malaysia – New Straits Times có bài viết với tựa đề “Việt Nam thúc đẩy kinh tế ASEAN bất chấp Covid-19”; nêu bật những đóng góp của Việt Nam trong tổ chức này. Theo New Straits Times, kể từ khi gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995; Việt Nam đã góp phần đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực; thúc đẩy hợp tác nội khối và mang lại nhiều cơ hội cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế.  Điểm nhấn đầu tiên của Việt Nam là cùng các nước ASEAN thúc đẩy kết nạp Campuchia; Lào và Myanmar gia nhập Hiệp hội, hoàn tất ý tưởng về một ASEAN đầy đủ và thống nhất; gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á.

Việc kết nạp 3 thành viên kể trên giúp ASEAN trở thành tổ chức đại diện cho toàn khu vực; chấm dứt thời kỳ chia rẽ giữa các nhóm nước, mở ra giai đoạn hợp tác hữu nghị cùng phát triển ở khu vực.

Với xuất phát điểm là một quốc gia còn chậm phát triển; quy mô kinh tế nhỏ và chỉ mới thực hiện chính sách mở cửa sau nhiều năm trải qua chiến tranh; Việt Nam với khát vọng đổi mới đã rất tích cực trong việc tham gia và đóng góp vào xây dựng định hướng phát triển; để đưa ra những quyết sách lớn của ASEAN.Tháng 12/1998.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 được tổ chức tại Hà Nội; Việt Nam và các quốc gia trong khu vực đã đồng thuận thông qua Chương trình Hành động Hà Nội, góp phần quan trọng tăng cường đoàn kết; đẩy mạnh hợp tác, định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp hội nhằm thực hiện Tầm nhìn 2020. Sau đó, từ tháng 7/2000- 7/2001; Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn trên cương vị chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) khoá 34 và ARF; khi chủ trì và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 ( AMM 34); Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 8 (ARF 8). 

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước Đồng Bắc Á (ASEAN +3); các Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với các nước đối thoại ( PMC + 10) và với từng nước Đối thoại ( PMC +1) và Hội nghị sông Hằng- Sông Mekong vào cuối tháng 7/2001. Trong thời gian làm chủ tịch ASEAN và ARF; Việt Nam cùng các nước trong khu vực thông qua nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác.

Việt Nam có nhiều sáng kiến, góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế - Ảnh: Internet
Việt Nam có nhiều sáng kiến, góp phần nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế – Ảnh: Internet

Một điểm đáng nổi bật là ASEAN đã đạt được nhiều tiến triển trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung quốc; tạo tiền đề cho việc ra Tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông sau này.  Hai năm sau khi Hiến chương ASEAN có hiệu lực; Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2010.

Việt Nam đã đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á; bằng cách thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á; cũng như tổ chức lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010.  Với tư cách là một thành viên tích cực, chủ động; Việt Nam đã thành công trong các nhiệm kỳ điều phối quan hệ đối tác với các đối tác lớn và quan trọng của ASEAN như Trung Quốc, EU, Ấn Độ.

Hiện Việt Nam đang điều phối quan hệ ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2018-2021.

Bên cạnh việc đưa ra những sáng kiến đóng góp xây dựng mục tiêu chiến lược của khối; Việt Nam cùng với các nước tiếp tục triển khai các thỏa thuận và kế hoạch hợp tác quan trọng của ASEAN; trong các lịch vực như chính trị-an ninh, văn hóa- xã hội và kinh tế…
Ngoài ra, Việt Nam đã ủng hộ và hợp tác chặt chẽ với Thái Lan; và các nước thành viên nhằm đạt được các ưu tiên đề ra cho năm 2019; đồng thời tiếp tục tập trung nguồn lực cho triển khai các kế hoạch xây dựng Cộng đồng trên cả 3 trụ cột; tham gia tích cực và đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối; đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư thông qua hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA); xây dựng lộ trình cho cắt hàng rào giảm phi thuế quan và thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Lợi ích và vị thế của Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm từng đánh giá; gia nhập ASEAN là một quyết sách đúng đắn và kịp thời của Việt Nam.Với phương trâm “muốn làm bạn với tất cả các nước”; Việt Nam ngay từ những ngày đầu gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á; đã cho thấy hình ảnh một đất nước yêu hòa bình, cởi mở; thân thiện và đặc biệt giàu tiềm năng.Chính điều ấy giúp Việt Nam tạo ra sự tin cậy để thúc đẩy sự hợp tác trên mọi lĩnh vực, nhất là về kinh tế.
Lợi ích từ việc gia nhập ASEAN với Việt Nam là vô cùng to lớn. Tính đến cuối tháng 5/2020, vốn FDI đăng ký của các nhà đầu tư từ ASEAN đạt gần 81,9 tỷ USD; chiếm 21,7% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Singapore là quốc gia thành viên ASEAN dẫn đầu về dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam; với 54,8 tỷ USD vốn đăng ký, tiếp theo là Malaysia và Thái Lan với các con số tương ứng là 12,7 tỷ USD và 12,3 tỷ USD.

Những sự hợp tác và đầu từ của các nước có tiềm lực trong khu vực là một trong những động lực giúp Việt Nam tạo được đà tăng trưởng mạnh và ổn định trong một thời gian dài.

Empty

Theo đánh giá của giáo sư người Nhật Bản Yasuhiro Yamada; trợ lý đặc biệt của Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) về vấn đề Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam; tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam trong hai thập niên qua có đóng góp quan trọng từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; mà nguồn vốn từ ASEAN không thể không nói đến.

Giáo sư Yamada cho biết, GDP của ASEAN giai đoạn 2010 – 2018 đạt mức tăng bình quân 5,4%/năm; trong khi Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,2%/năm. Với đà này Việt Nam có thể sớm bắt kịp các nước ASEAN ở top trên.

Sau nhiều năm thu hút đầu tư và đang phát huy hiệu quả từ sự hợp tác với các quốc gia trong khu vực; Việt Nam cũng đã và đang đầu tư sang các quốc gia thành viên ASEAN; chứng tỏ và phản ánh hiệu quả của hợp tác đầu tư giữa các bên; đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực.

Tờ News Straits Times dẫn lời cựu Đại sứ Singapore tại Việt Nam Teck Hean đánh giá; Việt Nam là quốc gia năng động trong phát triển kinh tế và chính sự phát triển này đã giúp Việt Nam củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.Trong 25 năm qua, nhiều lãnh đạo các quốc gia ASEAN cũng đánh giá rất cao Việt Nam; khẳng định Việt Nam đã thể hiện vai trò rất tích cực trong việc xây dựng cộng đồng chung; với nhiều sáng kiến mang tính xây dựng và có tính khả thi cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ASEAN trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quốc gia trong khu vực và trên thế giới - Ảnh: Internet
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ASEAN trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quốc gia trong khu vực và trên thế giới – Ảnh: Internet

Quan trọng, với vị thế ngày càng được nâng cao; Việt Nam đã không ngừng thể hiện vai trò dẫn dắt trong diễn đàn khu vực quan trọng này.

Dù chỉ là một nước trung bình trong khu vực; nhưng Việt Nam với đường lối nhất quán trong quan hệ quốc tế thực sự đã và đang cho thấy là nhân tố; động lực thúc đẩy sự đoàn kết, giúp ASEAN trở thành một tổ chức vững mạnh; chấm dứt chia rẽ, đối đầu, mở ra một thời kỳ phát triển mới của hòa bình; ổn định, hợp tác và phát triển.2020 là năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động và thách thức; chứng kiến nhiều vấn đề lớn nổi lên như sự tàn phá của đại dịch Covid-19; sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu…
Việt Nam với vai trò dẫn dắt; đang nỗ lực phối hợp chặt chẽ với các quốc gia trong khu vực; để thúc đẩy một thông điệp thống nhất, hành động tập thể để các nước thành viên không ai bị bỏ lại phía sau. Trong bài phỏng vấn mới đây nhân dịp 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh; “ASEAN luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Vừa tận hưởng những lợi ích mà Cộng đồng ASEAN mang lại; Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động đề xuất những sáng kiến; định hướng để chung tay xây dựng Cộng đồng. Một Cộng đồng ASEAN lớn mạnh và tự cường sẽ là chỗ dựa vững chắc của Việt Nam để cùng vượt qua những khó khăn; sóng gió ngày càng lớn trong thời gian tới”.
Trường Foods luôn cố gắng phát triển sản xuất sản phẩm thịt chua, mang lại lợi nhuận cao thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ cũng như của đất nước

Theo: congluan.vn

 

 

 

 

 

 

Rate this post