Tin tức & Sự kiện
Thịt lợn đông lạnh: Bảo quản và rã đông đúng cách, ngon như thịt tươi
Đến nay, Việt Nam đã chấp thuận cho 24 quốc gia được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc; gia cầm vào Việt Nam. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về nguồn cung thịt lợn đông lạnh; và nó có thực sự đảm bảo an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng không nhé.
Nguồn cung, sản phẩm dồi dào
Trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước tăng cao; thịt lợn nhập khẩu cũng được coi là giải pháp thay thế hiệu quả cho người tiêu dùng. Khi được chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm; người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng tùy theo nhu cầu của bản thân và gia đình.
Theo số liệu của Cục Thú y; tính đến tháng 5/2020 đã có 129 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt vào Việt Nam. Tổng lượng thịt lợn và sản phẩm thịt lợn nhập khẩu hơn 67.270 tấn; tăng 250% so với cùng kỳ năm 2019, sản phẩm chủ yếu từ các quốc gia Canada, Đức; Ba Lan, Brazil, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha và LB Nga.
Đặc tính của thịt lợn nhập khẩu và sản phẩm thịt đều phải cấp đông; nên người chế biến cần phải có kỹ thuật và các thiết bị để rã đông sản phẩm đúng cách. Nếu quá trình rã đông thịt không đúng cách sẽ rất dễ nhiễm vi sinh; làm giảm chất lượng thịt. Do đó, người tiêu dùng khi nấu ăn tại nhà phải tìm hiểu kỹ về quy trình rã đông thịt.
Trên thị trường hiện nay còn có hiện tượng thịt đông lạnh được rã đông rồi bán như thịt tươi sống; tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng nên rất cần được cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ.
Đảm bảo an toàn thực phẩm
Để có thể xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam; nước xuất khẩu cần cung cấp cho Cục Thú y các hồ sơ; tài liệu về tình hình dịch bệnh, các chương trình và kết quả giám sát dịch bệnh trên đàn lợn; chương trình và kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt lợn; năng lực chẩn đoán; xét nghiệm… để phục vụ việc phân tích rủi ro nhập khẩu.
Nếu kết quả phân tích rủi ro nhập khẩu cho thấy; nước xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu về an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm của Việt Nam; thì Cục Thú y sẽ tổ chức đoàn công tác kiểm tra thực tế tại nước xuất khẩu; thống nhất điều kiện nhập khẩu và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam.
Các nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn của các nước được xuất khẩu sang Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; sau đó gửi hồ sơ của từng nhà máy cho Cục Thú y để tổ chức thẩm định điều kiện VSATTP.
Cục Thú y tiến hành thẩm định, kiểm tra, đánh giá hồ sơ đăng ký xuất khẩu của từng nhà máy (kết hợp với kiểm tra thực tế khi cần thiết). Nếu đạt yêu cầu thì mới được đưa vào danh sách được phép xuất khẩu thịt vào Việt Nam.
Thịt chua thanh sơn Phú Thọ có đảm bảo an toàn thực phẩm?
Các sản phẩm thịt chua tại Trường Foods cũng được sử dụng nguồn nguyên liệu sạch. Đầy đủ giấy chứng nhận VSATTP, kiểm định của cơ quan chức năng. Từ khâu chọn lọc nguyên liệu cho đến cách làm thịt chua cũng được giám sát 1 cách sát sao. Đảm bảo các sản phẩm đưa ra thị trường sạch nhất, chất lượng nhất. Thịt chua Phú Thọ đặc sản số 1 với hương vị hoàn toàn khác biệt.
Thời gian bảo quản từng loại thịt trong tủ lạnh
- Bảo quản trong ngăn mát: Thịt gia cầm sống: 1 – 2 ngày. Thịt xay sống: 1 – 2 ngày. Thịt sống đã thái: 3 – 4 ngày. Cá sống: 1 – 2 ngày. Thịt chín (cá, gia cầm,…): 3 – 4 ngày.
- Bảo quản trong tủ đông, ngăn đá: Thịt gia cầm sống: 9 tháng (cắt miếng) hoặc 1 năm (nguyên con). Thịt bò xay sống: 3 – 4 tháng. Thịt sống đã cắt miếng: 4 – 12 tháng tùy từng loại. Cá sống: 6 tháng. Thịt chín (cá, gia cầm,…): 2 – 6 tháng. Xúc xích và thịt nguội: 1 – 2 tháng.
Sản phẩm thịt lợn nhập khẩu được thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN-PTNT.
Tất cả các lô hàng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam đều được lưu giữ ở khu vực cửa khẩu nhập và được các cơ quan thú y cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.
Các cơ quan thú y cửa khẩu lấy mẫu các lô hàng thịt lợn nhập khẩu để xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa; cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh theo quy định; nếu kết quả xét nghiệm bảo đảm các yêu cầu mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ nội địa.
Định kỳ, Cục Thú y chỉ đạo các Cơ quan thú y cửa khẩu xây dựng kế hoạch giám sát; tổ chức lấy mẫu kiểm tra các chất tồn dư trong thịt nhập khẩu.
Như vậy, có thể nói việc kiểm soát dịch bệnh và VSATTP đối với sản phẩm thịt lợn từ các nước nhập khẩu vào Việt Nam được tổ chức kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo VSATTP.
Người tiêu dùng có thể yên tâm
Đánh giá về chất lượng thịt lợn nhập khẩu; bà Lan Anh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Sau khi mua thịt lợn nhập khẩu từ Nga về sử dụng tôi thấy khá hài lòng. Thịt lợn thơm, thời gian bảo quản được lâu, khi chế biến không có bọt bẩn.
Để thay thế thịt lợn trong nước, tôi nghĩ đây là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần chú ý khi chọn thịt để mua được miếng thịt ngon và rã đông đúng cách khi chế biến”.
Chị Minh Ngọc ở khu đô thị Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết; trên chợ online có nhiều người bán thịt lợn nhập khẩu và chị đã thử mua một tảng sườn về ăn. “Sườn nạc và khá mềm, làm món sườn chua ngọt hay nấu canh đều ngon. Giá bán thấp hơn thịt tươi trong nước. Thời gian tới; nếu giá thịt lợn trong nước vẫn đắt như hiện nay thì gia đình tôi sẽ chuyển sang ăn thịt lợn nhập khẩu”; chị Ngọc nói.
Thịt lợn là thực phẩm quan trọng trong thực đơn hàng ngày của người Việt. Bởi vậy, trong thời gian tới; Bộ NN-PTNT tiếp tục khuyến khích tăng cường nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn để bình ổn giá thịt trong nước.
Nói về thịt lợn đông lạnh nhập khẩu, sau khi kiểm tra thực tế việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh tại Hải Phòng; Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định: “Chất lượng thịt lợn ngoại không thua kém sản phẩm nội”.
Các cách rã đông thịt an toàn
Rã đông bằng đường và nước ấm: Dùng nước ấm khoảng 40oC và 2 thìa canh đường khuấy đều và ngâm miếng thịt lợn đông lạnh trong 7 – 10 phút.
Rã đông thịt từ từ trong ngăn mát tủ lạnh: Lấy thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh để qua đêm. Cách rã đông này khá tiện lợi; thịt có thể cất lại vào ngăn đá tủ lạnh một cách an toàn mà không sợ mất vệ sinh.
Rã đông thịt bằng lò vi sóng: Đây là cách rã đông khá nhanh và an toàn. Tuy nhiên, ngay sau khi thịt rã đông thì chế biến ngay để tránh việc vi khuẩn sinh sôi; do tiếp xúc với nhiệt độ thường có thể làm cho bạn bị ngộ độc và tiêu chảy. Thịt rã đông bằng lò vi sóng cần phải được nấu chín trước khi để trong ngăn đá tủ lạnh trở lại; vì có thể thịt đã nhiễm vi sinh.
Rã đông thịt bằng nồi và nước lạnh: Có một cách rã đông thịt khá phổ biến và tiết kiệm nhiều thời gian; đó chính là sử dụng 2 nồi nhôm có đáy phẳng và một ít nước lạnh. Đặt miếng thịt cần rã đông vào giữa hai đáy nồi kim loại; đổ nước lạnh vào nồi ngửa (hình trên). Khoảng 3 đến 7 phút là thịt đã rã đông rồi. Cách làm này hoàn toàn có thể rã đông mà không sợ thịt chín; mất chất dinh dưỡng vì phải ngâm lâu trong nước hay gặp nhiệt độ cao.
Theo: https://nongnghiep.vn/
Link gốc: https://nongnghiep.vn/thit-lon-dong-lanh-bao-quan-va-ra-dong-dung-cach-ngon-nhu-thit-tuoi-d265497.html