Thông Tin Hữu Ích

14/10/2022

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TƯƠI LÂU TRONG TỦ LẠNH

Thịt cá và rau củ không thể bảo quản lạnh giống nhau, đồ ăn sống và chín cũng có cách bảo quản lạnh khác nhau, và không phải thực phẩm nào cũng nên cho vào tủ lạnh. Dưới đây là hướng dẫn cách bảo quản thực phẩm tươi lâu trong tủ lạnh.

Phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh

Mỗi thực phẩm đều cần được bảo quản đúng cách và không phải thực phẩm nào cũng có thể cho hết vào tủ lạnh như vẫn thường biết. Đầu tiên hãy phân loại thực phẩm.

Phải phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh
Phải phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh

Đối với thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản)

Đầu tiên, sau khi mua thịt cá, hải sản sống về, bạn cẩn rửa sạch và để ráo nước. Tiếp đó, bạn chia nhỏ mỗi phần thực phẩm tươi sống và cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm để tiện cho việc sử dụng về sau.

Cuối cùng, bạn có thể đặt vào ngăn mát tủ lạnh (từ 2 – 4 độ C) với thời gian sử dụng từ 1 – 3 ngày, hoặc ngăn đông tủ lạnh (khoảng -18 độ C) với thời gian bảo quản lên đến 3 tháng, thậm chí đến 12 tháng nhưng càng sử dụng sớm càng tốt bạn nhé!

Đối với rau củ

Với các loại rau củ, bạn không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay liền, trừ khi chúng bị dính bẩn. Thay vào đó hãy loại bỏ những phần bị úng, héo và không để rau củ bị dính nước hay ướt trước khi cho vào tủ lạnh.

Sau đó, bạn chia rau củ với lượng vừa phải, rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong (có lỗ thoát khí) và đặt vào ngăn rau quả của tủ lạnh. Vì ngăn này được thiết kế riêng biệt giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu, làm cho rau củ trở nên tươi ngon hơn với thời gian sử dụng từ 2 – 7 ngày.

Đối với trái cây

Khi bảo quản trái cây, bạn nên phân loại 2 nhóm: nhóm trái cây nguyên trái (còn vỏ) và nhóm trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ):

  • Với nhóm trái cây nguyên trái: Bạn có thể loại bỏ những phần cuống bị hư hoặc những quả bị úng, héo (như nho, nhãn, vải,…). Sau đó, có thể dùng khăn khô sạch để lau chùi bề mặt của quả và cho vào túi zip có lỗ thoát khí, rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5 độ C.
  • Với nhóm trái cây đã cắt thái: Bạn nên bảo quản trong hộp đựng thực phẩm và đặt vào ngăn mát tủ lạnh cũng với nhiệt độ tối ưu từ 3 – 5 độ C, sử dụng càng sớm càng tốt với thời gian bảo quản từ 1 – 2 ngày.

Đối với thức ăn đã nấu chín

Với thực phẩm đã được nấu chín, nên để nguội trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và đặt ở nhiệt độ từ 2 – 4 độ C bên trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu đặt thức ăn còn đang nóng vào trong tủ lạnh sẽ dễ làm tăng nhiệt độ và gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác cũng như khiến cho máy nén hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh.

Thời gian sử dụng thức ăn đã được nấu chín nên diễn ra trong khoảng 3 ngày và bạn có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử dụng được tiện lợi hơn.

Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh, đặt nhiệt độ phù hợp

Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh, đặt nhiệt độ phù hợp
Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh, đặt nhiệt độ phù hợp

Việc đặt quá nhiều đồ vào bên trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến các luồng khí lạnh luân chuyển, khiến cho thực phẩm được làm lạnh không đồng điều. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, biến chất do không đủ độ lạnh.

Mỗi nhóm thực phẩm đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đối với rau củ thường được bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 4 độ C.

Trong khi với thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt và cá có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 1 – 3 độ C (nên sử dụng trong ngày, càng sớm càng tốt) hoặc ở ngăn đông -18 độ C (với thời gian sử dụng lâu hơn, từ 1 – 3 ngày).

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Môi trường ẩm bên trong tủ lạnh có thể xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn từ thực phẩm nếu bạn như bạn không vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần.

Việc vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp cho các động cơ bên trong tủ lạnh được nghỉ ngơi và hỗ trợ loại bỏ những cặn bẩn từ thực phẩm bám trên khay đựng, có thể len lỏi vào những khe của tủ lạnh. Ngoài ra, còn giúp loại bỏ mùi hôi và tạo bầu không khí tươi xanh bên trong không gian tủ.

Chú ý khi bảo quản những thực phẩm có mùi

Với các loại thực phẩm có mùi như cá khô, mắm, mít, dưa muối,… bạn cần đậy hoặc bịt kín thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến bầu không khí bên trong tủ lạnh và kéo dài thời gian sử dụng.

Không để đồ ăn quá lâu

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm thời gian chế biến, thời gian mua đồ và tránh lãng phí việc vứt bỏ thức ăn dư thừa trong ngày.

Nhiều nghiên cứu cho hay: việc bảo quản thịt, cá càng lâu bên trong tủ lạnh dễ làm giảm đi chất dinh dưỡng vốn có và thậm chí có thể sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người khi ăn phải. Hơn nữa, quá trình cấp đông và rã đông cũng có thể làm thất thoát 1/3 lượng chất béo hòa tan có trong thịt.

Trung bình mỗi lần đông – rã có thể giảm đi 20% chất dinh dưỡng này. Do đó, tùy vào từng loại thực phẩm mà bạn cân nhắc việc bảo quản trong tủ lạnh, như thịt gà, lợn và vịt chỉ nên để khoảng 7 ngày; thịt bò và dê có thể được 10 ngày và các loại cá thì không nên để quá 2 ngày.

Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh

Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
  • Cà chua: nhiệt độ thấp sẽ hủy hoại cấu trúc của cà chua và làm cho chúng trở nên bột hơn.
  • Hành củ: hành dễ mủn và mốc khi để trong tủ lạnh quá lâu, làm ám mùi lên những thực phẩm xung quanh nó.
  • Chuối: nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối.
  • Thảo mộc tươi: sẽ hấp thụ các mùi xung quanh, làm cho các thực phẩm để cạnh chúng không thể quay trở lại được hương vị ban đầu. Bên cạnh đó, chúng cũng mất hương vị và bị khô một cách nhanh chóng trong tủ lạnh.
  • Khoai tây: nhiệt độ xuống dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ bị phá vỡ và chuyển hóa thành đường. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không nhận được bất kì chất dinh dưỡng nào từ khoai tây.
  • Tỏi là loại thực phẩm không chịu được nhiệt độ lạnh. Dù bạn có để tỏi ở ngăn mát đi chăng nữa, nó cũng nhanh bị mốc và hỏng hơn để ở ngoài.
  • Dưa hấu, dưa gang: dưa sẽ mất đi các chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể, làm giá trị dinh dưỡng giảm.
  • Mật ong: Ở nhiệt độ thấp, đường trong mật ong sẽ đặc quánh lại, vừa ảnh hưởng đến hương vị, kết cấu lẫn giá trị dinh dưỡng của mật ong.
  • Bánh mì: Bánh mì dễ bị khô cứng khi để trong tủ lạnh. Ngoài ra nó cũng là loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, nếu tủ lạnh để đủ loại thực phẩm, lâu ngày không lau dọn… bánh mì sẽ rất dễ bị mốc.

Trên đây là cách bảo quản thực phẩm tươi lâu trong tủ lạnh và những lời khuyên hữu ích khi sử dụng từng loại gia vị. Tóm lại gia vị làm tăng hương vị thì chỉ nên dùng ở lượng vừa phải để tránh gây áp lực cho dạ dày và cả hệ tiêu hóa… Hãy ăn uống khoa học và lành mạnh bạn nhé!

4.2/5 - (4 bình chọn)