Tin tức & Sự kiện

29/08/2022

Những món ăn đặc sản nổi tiếng của người dân tộc

Việt Nam có 54 dân tộc và mỗi dân tộc đều có những món ăn đặc trưng của riêng mình. Ẩm thực của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon và lạ mà bạn không thể tìm thấy ở nơi nào khác.. Cùng tìm hiểu các món ăn ngon nổi tiếng để hiểu biết thêm về nét đẹp văn hóa của quê hương mình nào cả nhà.

Xôi ngũ sắc của người Tày Sapa

Nhắc đến món ăn đặc sản của người dân tộc không thể không nhắc đến món xôi ngũ sắc. Xôi ngũ sắc của người Tày gồm các màu: đỏ tươi, đỏ thẫm, vàng, nâu, tím. Người Tày quan niệm xôi màu tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, thổ, hỏa. Nếu xôi nhà ai pha chế màu chuẩn, đẹp thì được xem là người khéo tay, làm ăn phát đạt.

Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu. Tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm xôi thơm ngon, hấp dẫn.

Xôi ngũ sắc

Trước khi nhuộm màu xôi, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 – 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải. Chia gạo ra thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu: xôi màu đỏ, xôi đỏ nhạt, xôi vàng đều dùng lá co khảu nhưng cách pha chế và thời gian ủ có khác đôi chút khác nhau.

Xôi màu tím và nâu làm từ cây khảu đen. Khi đồ xôi chín có màu tím, xôi kỹ hơn chuyển sang màu nâu… Qua kinh nghiệm pha chế từ dân gian cho ra xôi ngũ sắc, ngoài hương vị thơm ngon, béo ngậy, hấp dẫn bởi màu sắc, chất của loại lá cây rừng, còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt.

Mèn mén – Món ăn độc đáo của dân tộc Mông

Nhắc tới đặc sản truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, người ta nghĩ ngay đến món ăn mèn mén. Hay còn gọi là bột ngô hấp ở các chợ phiên vùng cao.

Ngô tại địa phương của dân tộc Mông

Mèn mén làm từ giống ngô tẻ địa phương là ngon nhất, để làm được món này đòi hỏi sự công phu và tốn rất nhiều thời gian.

Bắp ngô được đưa ra bóc vỏ, tẽ hạt rồi dùng cối đá xay nhỏ. Khi có bột ngô vừa ý, rắc một lượng nước nhất định rồi đảo đều để bột ngô tơi ra. Sau đó đổ vào chõ gỗ đậy kín, đặt lên chảo nước rồi đun.

Đồ mèn mén phải đủ hai lần, lần thứ nhất để bột ngô vừa chín, các bà, các chị đổ ra đánh tơi; sau đó đồ lần thứ hai. Khi nước sôi, giữ lửa vừa đủ để mèn mén chín đều là được.

Mèn mén đồ chín có vị thơm lan toả, rất đậm đà. Ăn mèn mén thường chan cùng với canh óc đậu nấu rau cải nương và gừng hoặc trộn với canh gà. Một trong những gia vị không thể thiếu và làm tăng tính hấp dẫn của món ăn là có thêm tương ớt, đậu xị, rau thơm.

Ăn mèn mén phải chậm rãi, nhai kỹ mới cảm nhận được hết hương vị. Giờ đây,muốn thưởng thức món mèn mén chuẩn vị nhất bạn phải đến với các chợ phiên vùng cao ở Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương mới có.

Xem thêm: Nét văn hóa riêng đặc sắc của người dân tộc Mường

Đặc sản rêu suối – Món ngon bản Thái 

Rêu ở Mường Lò dài miên man, dày và xanh, từ lâu đã trở thành món ăn quý của người Thái, người Mông nơi đây. 
Vào ngày Hội Hái rêu, con gái Thái tấp nập đua nhau ra suối.

Rêu dài miên man, dập dờn trong bụng nước, lúc vớt lên, còn lưu luyến lóng lánh bám nhiểu giọt nước. Các cô gái Thái vắt rêu thành từng nắm, rêu mịn mát, nắm tròn như bột lọc.

Đối với người Thái ở Mường Lò, rêu là món ăn chỉ dành cho khách quý. Với cách chế biến đa dạng và phong phú, tạo nên những hương vị độc đáo mà ai cũng phải si mê:

Rêu suối nhiều, nhưng rêu ngon thì ít. Nên bà con vùng cao (những nơi có tục ăn rêu) quý rêu lắm. Khách quý thì mới đãi rêu khô trên gác bếp.

Rêu thường được tổ chức ăn vào bữa cơm tối, khi đại gia đình đông đủ. Cô dâu Thái thường coi dành túm rêu nướng cho mẹ chồng những mong tròn vẹn hơn cái đạo dâu con.

Rêu trộn với các loại gia vị rồi đem nướng. Rêu luộc ăn như rau cũng rất lạ. Hay bà con còn rán rêu nhắm rượu. Thả vào miệng, chiêu ít rượu, vị rêu tan chảy rất là ảo diệu. Đặc biệt còn có bánh mọc, với nhân là rêu suối (bà con gọi là quẹ).

Bột bánh làm bằng gạo nếp ở dạng già hơn cốm một chút. Món xôi quẹ phổ biến ở nhiều vùng núi cao. Mỗi khi có dịp Lễ Tết, họ băm nhỏ rêu với thịt gà thịt vịt, cho vào chõ đồ lên như đồ xôi. Ăn béo ngậy, thơm dịu vị rêu suối. Cái món rêu đồ lên với thịt ấy gần gũi với nhiều miền quê sơn cước, suốt nhiều thế kỷ qua.

Rêu đá


Ông Lò Văn Biến, một nghệ nhân nổi tiếng của Mường Lò, cho biết: “Rêu đặc biệt giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt và chống cao huyết áp. Tôi cả đời đi khắp Tây Bắc nghiên cứu văn hoá, thấy người xưa truyền lại cái bí quyết này là tha thiết nhất: rêu ăn vào, chống được ngã nước, sốt rét, sơn lam chướng khí, nên những người đi rừng, nhất thiết phải nướng rêu ăn”.

Đặc sản thịt chua – Hương rừng Đất Tổ

Đến với mảnh đất cổ Phong Châu Phú Thọ – thủ đô đầu tiên của nhà nước Văn Lang, du khách sẽ được thưởng thức món Thịt muối chua – Đặc sản của dân tộc Mường. Món ăn trứ danh này nguyên liệu đơn giản nhưng cách chế biến lại vô cùng cầu kỳ từ những công đoạn nhỏ nhất. 

Thịt lợn được nướng trên than hồng để săn chắc, bì dai giòn sần sật. Thính được làm từ ngô nương, rang nhỏ lửa, giã nhỏ mịn, thơm lừng. Sau khi trộn cùng gia vị và thính, thịt sẽ được để lên men hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng bất kì chất bảo quản nào.

Ống nứa thơm ngon, mềm, ngọt, ai cũng thích.
Thịt chua người Mường

Với sứ mệnh đưa Đặc sản Đất Tổ đến mọi miền Tổ quốc, Trường Foods là đơn vị tiên phong, tự hào khi đã kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của cha ông để đưa món ăn của dân tộc thiểu số trở thành 1 đặc sản trứ danh – 1 niềm tự hào của những người con mảnh đất Vua Hùng.

4.5/5 - (2 bình chọn)