Thông Tin Hữu Ích

24/10/2022

DẤU HIỆU THỰC PHẨM ĐÃ HỎNG CẦN BỎ ĐI KẺO NGỘ ĐỘC

Thực phẩm tươi sống được chế biến đúng cách sẽ cung cấp những dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể bạn, nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn lỡ ăn phải thực phẩm đã hỏng.

Với một số thực phẩm cụ thể

Nếu bạn thường xuyên ăn bánh mì, trứng, khoai tây, pho mát thì phải nắm được các dấu hiệu đã hỏng của chúng:

Vỏ khoai tây đổi màu xanh thì nên bỏ đi
Vỏ khoai tây đổi màu xanh thì nên bỏ đi

Trứng nổi trên mặt nước

Trứng sống có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 3 tuần. Nhưng nếu bạn nghi ngờ về chất lượng của quả trứng, hãy kiểm tra bằng cách thả nó vào cốc nước đầy. Nếu trứng chìm xuống đáy cốc, nó vẫn còn tươi và đảm bảo chất lượng. Nếu quả trứng nổi lên và nằm ngang, nó đã hỏng và bạn không nên ăn. Một quả trứng bị hư sẽ không có mùi thơm kể cả trước và sau khi nấu chín.

Khoai tây có vỏ xanh

Nếu vỏ khoai tây có màu hơi xanh, điều đó có nghĩa chúng đã bị hỏng. Đây là dấu hiệu chất độc solanine đang hình thành ở củ khoai tây, có thể gây ngộ độc, thậm chí tê liệt nếu tiếp tục ăn.

Bánh mì

Khi bạn nhìn thấy một phần nào đó của chiếc bánh mì bị mốc, bạn sẽ cắt phần này đi và vẫn ăn phần còn lại của bánh mì. Tuy nhiên, để an toàn, bạn nên bỏ cả chiếc bánh đó đi. Vì trên thực tế khi đã nhìn thấy mốc trên bề mặt của bánh mì thì có nghĩa là phần bên trong của nó đã có rấ nhiều vi sinh vật đã sinh sôi nảy nở.

Pho mát 

Cũng tương tự như các loại đồ ăn trên, nếu pho mát bị mốc thì hãy bỏ chúng đi. Bạn cũng không nên để pho mát quá lâu trong tủ lạnh, kể cả khi nhìn có vẻ như chưa bị hỏng. Nhiều người nghĩ rằng nhiệt độ lạnh của tủ sẽ giúp pho mát không thể bị hỏng, nhưng điều đó là sai lầm, nhát là khi bạn đã gỡ bao gói của pho mát. 

Cá và thịt

Nếu bạn ngửi thấy cá hay thịt có mùi lạ, hãy bỏ vào thùng rác ngay mà không cần đắn đo. Đương nhiên là bản thân cá và thịt đã có mùi riêng của chúng, nhưng nếu chúng có mùi hỏng thì đừng chế biến chúng mà hãy bỏ đi.

Đối với thực phẩm sống, chín nói chung

Thực phẩm đổi màu, đổi mùi, thay đổi kết cấu, xuất hiện đốm xanh trắng,... tức là đã bị hỏng và nên bỏ đi
Thực phẩm đổi màu, đổi mùi, thay đổi kết cấu, xuất hiện đốm xanh trắng,… tức là đã bị hỏng và nên bỏ đi

Nấm mốc, đốm trắng, đen

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất thực phẩm của bạn đã bị hỏng. Các bào tử nấm nhỏ có thể xuất hiện và lây lan nhanh chóng khắp bề mặt thực phẩm như bánh mì, phô mai, trái cây… Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nấm mốc có thể gây bệnh, dị ứng và các vấn đề về hô hấp.

Thức ăn có váng trắng

Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên chúng tỏ các loại đồ ăn của bạn đã bị hư hỏng. Nhiều người có thói quen loại bỏ các lớp màu trắng này và sử dụng các phần không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên việc tiêu thụ các thực phẩm đã xuất hiện váng trắng có thể khiến bạn bị tiêu chảy, đau dạ dày, thậm chí ngộ độc thực phẩm.

Thức ăn thừa thay đổi màu sắc

Theo Insider, thức ăn được lưu trữ quá lâu, thậm chí trong ngăn đá tủ lạnh, vẫn có thể bị vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển, làm thay đổi màu sắc thông thường. Các món ăn bị nhạt màu hoặc có màu xanh lục, đã đến lúc bạn phải bỏ chúng đi.

Thực phẩm nổi bong bóng

Nếu phát hiện tình trạng nổi bong bóng khi vừa lấy thực phẩm từ tủ lạnh, bạn nên vứt bỏ chúng. Bởi vì, đó là dấu hiệu vi khuẩn đã sinh sôi, phát triển trên thực phẩm.

Kết cấu mềm nhũn

Với mắt thường, bạn có thể quan sát thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả, bị hỏng hay chưa bằng cách kiểm tra kết cấu của chúng. Nếu thấy chúng mềm nhũn, có thể chúng đã bị thối rữa bên trong. Bạn cũng có thể dùng tay ấn nhẹ vào thực phẩm để phát hiện chúng có bị mềm hay không.

Thực phẩm bị ướt

Thức ăn được đóng gói trong hộp khi chưa nguội sẽ chứa hơi nước và độ ẩm, có thể gây bốc mùi nếu để qua ngày. Vì vậy, cần tránh ăn khi thấy thực phẩm đóng hộp bị đọng nước hoặc trơn bóng khi chạm vào.

Thức ăn bốc mùi

Thực phẩm hay đồ ăn đã có mùi hôi và khó chịu là dấu hiệu chắc chắn bạn không thể ăn chúng. Nếu chúng có mùi lạ, ôi hoặc hăng, thậm chí đã bảo quản trong tủ lạnh, bạn nên bỏ đi ngay lập tức.

Đồ đóng hộp có nhiều vết lõm

Bạn có thể biết thực phẩm đóng hộp đã bị hỏng bằng cách nhìn vào vỏ hộp. Nếu nó bị móp méo, vỡ hoặc bị nứt, thực phẩm bên trong đều có thể dễ dàng bị hỏng, nhiễm vi khuẩn. Tuyệt đối không được ăn thực phẩm đóng hộp nếu nắp bị hỏng hoặc không được đóng đúng cách.

Trái cây đổi màu, đổi mùi, kết cấu

Kiểm tra độ tươi của trái cây là khá dễ dàng. Bạn có thể nhận biết bởi sự thay đổi kết cấu và màu sắc. Nấm mốc, sạm màu, vỏ nhăn nheo, hay sự bốc mùi là những dấu hiệu cho biết trái cây không còn ăn được. Chuối là một loại trái cây đặc biệt. Khi vỏ chuyển sang màu đen và kết cấu bị thay đổi, chuối quá chín chứ không phải hỏng. Nếu không thích ăn, bạn có thể dùng chuối chín làm các món nướng, chẳng hạn như bánh mì chuối nướng.

Rau xanh hỏng rất dễ nhận biết

Độ tươi của rau xanh tùy thuộc rất nhiều vào cách bạn bảo quản chúng. Hầu hết rau xanh sẽ giảm chất lượng khi có dấu hiệu đổi màu, mềm hoặc nhão, héo hoặc mốc. Một số loại như khoai tây và hành tây nếu giữ lâu sẽ có xu hướng mọc mầm. Bạn có thể cắt bỏ phần mọc lên để sử dụng, hoặc nếu bụng yếu hãy bỏ chúng đi.

Hải sản hỏng sẽ đổi mùi

Hải sản rất tốt cho sức khỏe, nhưng bắt buộc phải là hải sản tươi. Bạn có thể sẽ nhiễm bệnh nặng nếu ăn phải hải sản đã chết, vì thế cần rất cẩn thận. Với các loại như ngao, sò, ốc, hến…, nếu luộc lên mà chúng không mở vỏ thì cần bỏ đi ngay. Ngoài ra bạn còn có thể nhận biết hải sản hỏng qua mùi tanh, đổi màu, hoặc khô.

=>> Xem thêm: Cách bảo quản thực phẩm tươi lâu trong tủ lạnh

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần được cấp cứu ngay

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần được cấp cứu ngay
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần được cấp cứu ngay

Đau bụng

Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, các sinh vật gây hại có thể tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này có thể dẫn đến viêm đau ở dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng đau bụng.

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau là do sự co thắt cơ dạ dày vùng trên rốn hoặc ruột non quanh rốn để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ống tiêu hóa nhằm loại bỏ các sinh vật gây hại càng nhanh càng tốt

Tiêu chảy

Tiêu chảy là biểu hiện ngộ độc thực phẩm phổ biến, là tình trạng đi phân lỏng trên 3 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Đây là một triệu chứng trúng thực điển hình, xảy ra khi tình trạng viêm khiến cho ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình tái hấp thu nước và các chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hóa.

Tóm lại, nếu có dấu hiệu đau bụng và tiêu chảy, kèm thêm mệt mỏi, ra mồ hôi hoặc đau đầu sau khi ăn thực phẩm nghi ngờ là đã hỏng, hãy nhanh chóng uống thuốc chống tiêu chảy và đi bác sĩ.

Về việc chọn thực phẩm sạch chế biến sẵn, đừng bỏ qua Trường Foods với danh sách các món ăn tuyệt vời được chế biến từ thịt sạch theo tiêu chuẩn VietGap, cùng các nguyên liệu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Trên đây là dấu hiệu thực phẩm đã hỏng cần bỏ đi và những lời khuyên hữu ích khi lựa chọn và bảo quản thực phẩm. Tóm lại không bao giờ nên ăn thực phẩm đã hỏng để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe… Hãy ăn uống khoa học và lành mạnh bạn nhé!

4.5/5 - (2 bình chọn)