Thông Tin Hữu Ích
Những món đặc sản vùng miền không phải ai cũng dám thử
Có những món đặc sản vùng miền nghe tên đã thấy hấp dẫn. Nhìn thôi cũng đã muốn thưởng thức ngay. Nhưng cũng có những món đặc sản chưa nói đến việc ăn thử, chỉ nghe đến cái tên của món ăn và ngửi mùi, nhiều người sẽ phải suy nghĩ lại trước khi có ý định thưởng thức.
Hãy cùng khám phá những món đặc sản vùng miền có một không hai dưới đây và xem mình có đủ can đảm để thử bao nhiêu món nhé.
XEM THÊM:
- Đặc sản cá Thính Phú Thọ – Món ngon ngày đầu đông
- Thịt muối Trường Foods – Đậm đà tình quê
- Thịt chua Trường Foods có mấy loại
Lá ngón xào tỏi
Lá ngón, nghe đến cái tên thôi bạn đã nghĩ ngay đến hai từ “Kết thúc”. Bởi chỉ cần ăn 2 – 3 lá thôi cũng đủ “gặp tử thần” khi chất độc ngấm vào cơ thể. Vậy tại sao ở vùng Mường So, Lai Châu người ta lại chế biến lá ngón thành nhiều món ăn hấp dẫn và thậm chí còn trở thành đặc sản vùng miền? Hay người dân nơi đây có bí quyết gì có thể giúp khử sạch độc tố của loài cây này.
Không phải có bí quyết gì đâu nhé. Mà bởi lá ngón có 2 loại: lá ngón có độc và lá ngón không có độc. Cây lá ngón không độc được ươm trồng tại vườn của các gia đình và sử dụng chúng như một loại rau để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Loại này thường luộc hoặc nấu canh và thưởng thức như một loại rau thanh mát, ngọt bùi. Nhưng hấp dẫn nhất chính là xào tỏi, một đặc sản nổi tiếng được người dân dùng để tiếp đãi thực khách.
Lá ngón xào tỏi có mùi thơm hấp dẫn. Khi ăn bạn sẽ cảm thấy vị chan chát, bùi bùi, đọng lại đầu lưỡi là vị ngọt và thoảng mùi thơm dịu nhẹ.
Đây là một món ăn khá ngon, hấp dẫn nhưng nghe tên thì ai cũng sởn gai ốc, chắc chắn nhiều người sẽ không dám thử.
Đặc sản vùng miền Nậm pịa
Nhắc đến ẩm thực vùng cao Tây Bắc, người ta sẽ nghĩ ngay đến món nậm pịa bởi món ăn này khá gây ám ảnh và không phải vị khách nào đều có “thần kinh thép” để thử món ăn này.
“Nậm” có nghĩa là “canh” trong tiếng Thái, còn “pịa” là chất dịch sền sệt trong ruột non của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê. Chất dịch này hay còn được gọi là phân non.
Món đặc sản vùng miền Tây Bắc này ngoài cái tên gây ám ảnh thì các nguyên liệu của nó cũng khiến người ta e ngại. Món ăn này được nấu từ 2 nguyên liệu chính đó là pịa và nội tạng (dạ dày, tiết, lòng, tim, gan…). Và để nấu món nậm pịa, nhất định phải có loại gia vị đặc trưng là mắc khén cùng nhiều gia vị khác như sả, ớt… Đặc biệt, người ta cũng thêm mật và lá đắng để tạo thêm vị đặc trưng cho món ăn.
Món ăn nhìn khá kém sắc và “khó nuốt” nhưng nếu đủ can đảm để thử thì sau bạn sẽ mê đó.
Món ăn này khi ăn miếng đầu tiên thấy vị đắng. Ăn miếng thứ 2, thứ 3 thấy thơm ngọt, ngon pha chút đắng của pịa nơi cuống lưỡi, nhưng sau đó thì để lại vị ngọt, béo trong cuống họng.
Bún cua thối
Món bún cua thối (hay còn gọi là bún mắm cua, bún thối) là đặc sản vùng miền ở Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nghe tên đặc sản vùng miền này bạn đã thấy khá dậy mùi rồi. Và cũng sẽ dè chừng vì món ăn này có mùi khó ngửi, nước dùng màu đen đặc sệt không được bắt mắt.
Để làm được món ăn này cũng khá kỳ công. Cua đồng tươi sau khi mua về được rửa sạch, loại bỏ phần mai. Sau đó lấy phần thân đem giã hoặc xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Lọc đi lọc lại để loại bỏ hết phần vỏ cua. Phần nước cua tươi thu được sẽ đem ủ lên men khoảng một ngày đêm cho đến khi chuyển màu đen và bốc mùi nồng. Mùi đạt chuẩn sẽ có vị hơi thum thủm. Khi nước cua đã lên men đạt chuẩn sẽ đem ra chế biến.
Thoạt ngửi, nhìn món bún cua thôi. Nhiều thực khách sẽ cảm thấy “toát mồ hôi” vì vẻ ngoài kém hấp dẫn, đen ngòm, đặc sánh và bốc mùi thum thủm. Song những ai ăn được sẽ thích ngay hương vị đậm đà, cay cay rất riêng của món bún đặc sản vùng miền Pleiku này.
Đặc sản vùng miền canh da trâu thối
Lại một món ăn đặc sản vùng miền gây “đau mũi” nữa đó chính là món da trâu thối. Đây là đặc sản của dân tộc Thái. Để làm món ăn này mất khá nhiều thời gian. Đầu tiên, người ta cắt da và lọc da trâu, để nguyên phần long. Sau đó cho vào cuốn lá chuối và đem ủ trong khoảng hai ngày trong thời tiết mùa hè. Còn vào mùa đông người dân phải ủ thêm vài ngày mới lấy ra chế biến được.
Kết thúc quá trình ủ, da trâu lên men, bốc mùi. Khi lên men đủ độ sẽ được lấy ra chế biến, da trâu khi được đem rửa sạch thì lông sẽ rụng hết. Món da trâu thối thường được dùng nấu canh, nấu hoa chuối hoặc nướng tùy sở thích.
Với người dân địa phương. Đây là một đặc sản ăn rất ngon, dai giòn và có mùi vị đặc trưng, hấp dẫn. Tuy nhiên, với nhiều người từ nơi khác đến, chưa nói đến việc ăn thử. Chỉ nghe đến cái tên của món ăn và ngửi mùi. Nhiều người sẽ phải suy nghĩ lại trước khi có ý định thưởng thức.
=>> Tìm hiểu thêm về Thịt Chua Trường Foods tại đây.
=>> Liên hệ để trở thành nhà Phân Phối của Trường Food: 0210.2225.666.
=>> Page chính thức của công ty tại đây
=>> Đăng ký kênh youtube tại đây.