Thông Tin Hữu Ích

17/10/2022

NHỮNG SAI LẦM KHI ĂN THỊT LỢN, LỜI KHUYÊN KHI SƠ CHẾ VÀ CHẾ BIẾN THỊT LỢN

Thịt lợn là loại thực phẩm rất quen thuộc trong mỗi bữa ăn gia đình, nhưng không phải người đứng bếp nào cũng biết chế biến thịt lợn đúng cách, dễ mắc những sai lầm khi ăn thịt lợn, có thể gây hại cho sức khỏe.

Sai lầm khi sơ chế và nấu thịt lợn

Chần thịt heo không rửa trước khi luộc

Nhiều bạn vẫn lựa chọn phương pháp chần thịt vì cho rằng như thế sẽ loại bỏ vi khuẩn bám trên thịt.

Nên rửa thịt lợn với muối và rửa sạch qua nhiều lần nước trước khi chế biến
Nên rửa thịt lợn với muối và rửa sạch qua nhiều lần nước trước khi chế biến

Thế nhưng theo bác sĩ Hoàng Thị Thúy Hà (Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) thịt khi chưa được rửa sạch mang đi chần, sẽ làm các thớ thịt co lại, ngậm nhiều vi khuẩn và chất bẩn hơn. Tốt nhất bạn nên rửa với muối và rửa sạch qua nhiều lần nước trước khi chế biến.

Bảo quản thịt trong ngăn lạnh quá lâu

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, chúng ta không nên bảo quản các loại thịt gia cầm, nhất là thủy sản trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Với các loại thịt thì không nên quá 5 ngày.

Việc bảo quản thịt trong tủ lạnh quá lâu dễ dẫn đến sự phát triển của các loại vi khuẩn, đồng thời làm mất đi chất dinh dưỡng trong thịt.

=>> Cách bảo quản thực phẩm tươi lâu trong tủ lạnh

Dùng thớt gỗ đã cũ, mòn

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ thớt gỗ là lựa chọn tốt nhất khi bạn băm cũng như thái thịt. Tuy nhiên một chiếc thớt gỗ sử dụng lâu ngày, bị mài mòn, là nơi ẩn trú rất tốt của các loại vi khuẩn.

Vì vậy tốt nhất bạn nên thay mới chiếc thớt gỗ đã mòn của gia đình. Nhớ là không dùng chung thớt cho thực phẩm sống và chín nhé.

Rã đông thịt lợn bằng nhiệt độ phòng

Việc rã đông thực phẩm không đúng cách sẽ gây hại khôn lường cho sức khỏe.  

Đa số chị em khi muốn rã đông thịt thường lấy thịt đông lạnh từ trong ngăn đá bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng. Thậm chí, một số người mất kiên nhẫn còn có cách ngâm thịt trong nước nóng. Cách làm này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Các loại thực phẩm đông lạnh như thịt, cá khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C sẽ rất dễ bị ôi thiu.

=>> Xem thêm: Cách rã đông thịt đúng cách

Luộc thịt heo quá kỹ

Các mẹ vẫn luôn cho rằng thịt luộc chín kỹ tốt cho sức khỏe. Nhưng các chuyên gia sức khỏe cho biết thịt luộc trong thời gian dài các axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt chuyển hóa thành các axit amino aromatic.

Trong 12 hợp chất axit amino aromatic, có đến 9 hợp chất có khả năng gây ra ung thư.

Do đó tốt nhất các mẹ chỉ nên luộc thịt vừa chín mềm, đồng thời vớt bỏ đi lớp bọt đầu tiên khi thịt tiết ra.

Chọc đũa và lật thịt liên tục

Chọc đũa là cách các mẹ vẫn truyền tai nhau để kiểm tra thịt chín. Tuy nhiên bạn đừng quá vội vàng mà chọc đũa và lật thịt liên tục. Bởi như thế chất ngọt trong thịt sẽ liên tục tiết ra ngoài, làm thịt khô và mất đi vị ngon vốn có.

Khi luộc thịt, chờ sau khi nước sôi 5 phút hẵng chọc đũa để xem thịt chín chưa. Nếu thịt chưa chín thì luộc 5 phút nữa là được.

Khi chiên bạn chờ cho thịt vàng một mặt mới bắt đầu lật hay khi kho thịt, chờ mặt thịt săn lại rồi mới lật mặt.

Thêm nước lạnh khi luộc

Luộc thịt đúng cách không phải chuyện dễ
Luộc thịt đúng cách không phải chuyện dễ

Chẳng may trong quá trình luộc thịt nước cạn đi nhiều, rất nhiều bạn vô tư thêm nước lạnh vào nồi luộc thịt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc này không hề tốt, bởi thêm nước lạnh trong khi thịt ở nhiệt độ cao làm các Protein, Chất béo từ thịt kết tủa, co cứng làm mất đi vị ngon và chất dinh dưỡng từ thịt.

Nếu thêm nước khi luộc tốt nhất bạn nên dùng nước sôi, để tránh tình trạng này xảy ra.

Ăn nhiều thịt mỡ

Trên thực tế, thịt nạc chứa nhiều nhiều chất dinh dưỡng hơn so với thịt mỡ, tuy nhiên nhiều người lại thích ăn thịt mỡ hơn. Trong thịt mỡ chứa khá nhiều axit béo và việc tiêu thụ thường xuyên loại thịt này có thể làm tăng mỡ trong cơ thể. Về lâu về dài, hàm lượng lipid trong máu sẽ tăng cao, có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch và mạch máu não.

Ăn nhiều thịt nhưng lại ăn ít rau trong các bữa chính

Việc tập trung vào các món từ thịt mà không bổ sung chất xơ từ rau củ hoặc trái cây sẽ khiến cơ thể của bạn dư thừa protein. Điều này dẫn đến những ảnh hưởng về cân nặng, dẫn đến tình trạng táo bón hay nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Ăn thịt chiên rán thay vì hấp luộc

Dù có nhiều cách chế biến thịt trong mỗi bữa ăn, nhưng khi bạn chọn sai cách sẽ khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng mà còn thu nạp nhiều chất béo xấu. Đặc biệt là khi bạn ăn thịt chiên rán thường xuyên. Thay vì chiên rán, bạn nên chọn phương pháp hấp, luộc vì nó sẽ giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn cũng như hạn chế nguy cơ thừa mỡ.

Thường xuyên mua thịt chế biến sẵn về ăn

Khi mua thịt, bạn nên chọn những miếng thịt tươi ngon, chưa qua chế biến. Bởi, theo PGS Ninh những loại thịt đã chế biến, tẩm ướp ngoài hàng chứa hàm lượng muối khá cao. Bên cạnh đó, thịt chế biến sẵn cũng dễ tạo ra nitrit, một hợp chất mà khi kết hợp với protein có thể tạo thành nitrosamine, dẫn đến ung thư.

Ăn nhiều nội tạng vì nghĩ “ăn gì bổ nấy”

Ăn tiết canh

Nhiều bộ phận của con lợn không nên ăn nhiều
Nhiều bộ phận của con lợn không nên ăn nhiều

Tiết của lợn nếu ăn chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh. Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

Ăn gan lợn vì nghĩ trong gan nhiều chất dinh dưỡng

Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.

Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.

=> Xem thêm: Những bộ phận của lợn tốt cho sức khỏe

Ăn óc lợn vì “ăn gì bổ nấy”

Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100g óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.

Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch,…

Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9g/100g, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.

=> Xem thêm: Thịt lợn không nên ăn cùng với món gì? Cẩn thận khi ăn thịt lợn

Trên đây là những sai lầm khi ăn thịt lợn và những lời khuyên hữu ích khi ăn thịt lợn. Tóm lại thịt lợn cần được sơ chế và ăn đúng cách, và nên dùng ở lượng vừa phải để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa và cơ thể… Hãy ăn uống khoa học và lành mạnh bạn nhé!

4.3/5 - (3 bình chọn)